Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Những “di sản sống” ở buôn làng Tây Nguyên

Ảnh: Hà Hữu Nết, lời dẫn: Sông Lam - 20:14, 06/01/2025

Lâm Đồng là vùng đất phía Nam Tây Nguyên, tập trung đông đồng bào các DTTS sinh sống. Vùng đất này chứa đựng những trầm tích văn hóa phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ như: Cơ Ho, Chu Ru, Mạ, Mnông, Raglay, Xtiêng... với các nghi lễ, lễ hội truyền thống, các phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc...

Vũ điệu Tây Nguyên
Vũ điệu Tây Nguyên
Nghệ nhân Krajan Plin, dân tộc Cơ Ho thổi tù và
Nghệ nhân Krajan Plin, dân tộc Cơ Ho thổi tù và

Nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ tại Lâm Đồng
Nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ tại Lâm Đồng

Để mạch nguồn văn hóa của các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên được bảo tồn, gìn giữ và phát huy trong đời sống xã hội hiện đại, có vai trò vô cùng quan trọng của các nghệ nhân, già làng. Các nghệ nhân, già làng ở Tây Nguyên là hiện thân của những “đại thụ” vững chãi, những hiền nhân thông thái của rừng già... 

Già làng Cơ Ho thổi tù và trong ngày hội của buôn
Già làng Cơ Ho thổi tù và trong ngày hội của buôn

Họ không có trong tay cây quyền trượng, nhưng họ có uy tín, có sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, nghi lễ. Họ như một kho báu về tri thức bản địa, kinh nghiệm sản xuất và ứng xử, là kết tinh tất cả sự cao quý và giỏi giang của một người đàn ông tài hoa trong cộng đồng…

Gia đình nghệ nhân Cơ Ho
Gia đình nghệ nhân Cơ Ho
Vũ điệu Chu Ru
Vũ điệu Chu Ru

Với vai trò là “di sản sống” trong cộng đồng, các nghệ nhân, già làng có khả năng lưu giữ và truyền tải những giá trị di sản. Họ đóng góp lớn vào việc truyền dạy bản sắc văn hóa riêng của địa phương, các điệu nhạc dân gian, những nghề thủ công, lễ hội truyền thống cho thế hệ trẻ. Từ đó khuyến khích mọi người cùng nhau bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương mình.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.