Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

Kim Anh - 15:18, 27/04/2022

Từ ngày 29/4 - 3/5/2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ giới thiệu không gian văn hóa mang đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc nhân dịp Chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5.

Dân tộc Thái đến từ xã Cán Khê, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa tái hiện Lễ Kin Chiêng Boọc Mạy tại Ngôi nhà chung
Dân tộc Thái đến từ xã Cán Khê, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa tái hiện Lễ Kin Chiêng Boọc Mạy tại Ngôi nhà chung

Tham gia các hoạt động có khoảng 100 người của 13 dân tộc đang hoạt động tại làng, bao gồm: Mông, Khơ Mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Tà Ôi, Cơ Tu, Xơ Đăng, Ba Na, Ê Đê, Khmer và các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Múa Rối Việt Nam.

Hoạt động nổi bật là “Chợ phiên vùng cao – Sơn La điểm hẹn” sẽ tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao Tây Bắc, Đông Bắc. Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Tày... Tại đây có khoảng 40 gian hàng của tỉnh Sơn La và các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên và huyện Ba Vì (Hà Nội).

Nhóm nghệ nhân dân tộc Dao quần chẹt, xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc tái hiện trích đoạn Nghi lễ cấp sắc của dân tộc mình tới du khách tham quan
Nhóm nghệ nhân dân tộc Dao quần chẹt, xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc tái hiện trích đoạn Nghi lễ cấp sắc của dân tộc mình tới du khách tham quan

Chương trình “Sắc màu chợ phiên” của cộng đồng dân tộc biểu diễn các tiết mục dân ca dân vũ ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng, miền và các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc giao lưu với du khách như giã bánh giày, đánh quay (tu lu), leo cột, đẩy gậy... của các dân tộc huy động ở tỉnh Sơn La và các dân tộc đang hoạt động tại làng.

Dịp này, các nghệ nhân tỉnh Sơn La giới thiệu và giúp du khách trải nghiệm nghệ thuật thêu khăn piêu, cách đội khăn piêu của các cô gái Thái tỉnh Sơn La. Đồng bào dân tộc Mông cũng sẽ giới thiệu môn nghệ thuật độc đáo khèn Mông đến với du khách. Đồng bào dân tộc Dao tổ chức tái hiện Tết nhảy - lễ hội lớn nhất của các dòng họ dân tộc Dao. Đồng bào dân tộc Thái tái hiện Lễ hội cầu mưa.

Tái hiện Lễ cúng lúa mới của đồng bào Gia Rai tại Ngôi nhà chung.
Tái hiện Lễ cúng lúa mới của đồng bào Gia Rai tại Ngôi nhà chung.

Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hằng ngày, cuối tuần của 13 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...