Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nhiều hoạt động sẽ diễn ra tại Lễ hội Khai ấn Đền Trần Nam Định Xuân Quý Mão 2023

Hồng Phúc - 16:45, 31/01/2023

Nhiều hoạt động lễ hội truyền thống sẽ được tổ chức tại Lễ hội Khai ấn đền Trần Nam Định năm 2023 diễn ra từ ngày 1 - 6/2/2023 (tức từ ngày 11 - 16 tháng Giêng năm Quý Mão).

Nhiều hoạt động lễ hội truyền thống được tổ chức tại Lễ hội Khai ấn đền Trần Nam Định năm 2023
Nhiều hoạt động lễ hội truyền thống được tổ chức tại Lễ hội Khai ấn Đền Trần Nam Định năm 2023

Các nội dung chính của Lễ hội (kéo dài từ ngày 11 - 16 tháng Giêng) vẫn được giữ nguyên như truyền thống, với ý nghĩa tưởng nhớ, tri ân Vương triều Trần - vương triều đã có công lãnh đạo quân dân Đại Việt 3 lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông trong thế kỷ 13, làm nên hào khí Đông A lừng lẫy một thời. Các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội được tổ chức theo thời gian cụ thể như sau:

Lễ rước kiệu Ngọc Lộ: Ngày 1/2 (tức ngày 11 tháng Giêng).

Lễ rước Nước, tế Cá: Ngày 2/2 (tức ngày 12 tháng Giêng).

Nghi lễ dâng hương, nghi lễ rước Kiệu ấn, nghi lễ Khai ấn: Ngày 4/2 (tức ngày 14 tháng Giêng).

Lễ hồi Kiệu ấn, phát ấn cho Nhân dân và du khách thập phương tại 4 điểm gồm 3 nhà Giải Vũ và Nhà trưng bày Đền Trùng Hoa: Ngày 5/2 (tức ngày 15 tháng Giêng).

Tổ chức tế, lễ tiết Thượng nguyên, tế tiên tổ Vương triều Trần và thực hiện lễ dâng chúc văn hoàn cung: Ngày 6/2 (tức ngày 16 tháng Giêng).

Ngoài ra, trong các ngày diễn ra Lễ hội Khai ấn, tại khu vực Đền Trần còn tổ chức các hoạt động hội truyền thống gồm: Múa lân, rồng, hát chèo, chầu văn, múa rối nước, chọi gà, đấu vật, biểu diễn võ thuật…

Như vậy, năm nay lễ hội được khôi phục tổ chức cơ bản đầy đủ nhất các hoạt động lễ hội truyền thống.

Ngoài nghi lễ Khai ấn (do cộng đồng địa phương thực hiện vào đêm ngày 14 tháng Giêng, phát ấn từ 5h sáng hôm sau), trong khuôn khổ lễ hội lớn này, du khách, nhất là thế hệ trẻ có dịp hiểu thêm về xuất thân chài lưới, gắn với sông nước của Vương triều Trần, được Nhân dân địa phương tái hiện qua nghi lễ rước Nước và tế Cá.

Trong khuôn khổ lễ hội còn có nghi lễ dâng hương do Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Tp. Nam Định tổ chức vào 21h đêm 14 tháng Giêng (trước thời điểm diễn ra nghi lễ Khai ấn).

Từ nhiều năm nay, Lễ hội Khai ấn đền Trần Nam Định thu hút rất đông Nhân dân, du khách tham dự. Năm nay, để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, UBND Tp. Nam Định khuyến cáo, Nhân dân, du khách khi về tham dự Lễ khai ấn và đi lễ đầu năm tại đền Trần cần đeo khẩu trang, thực hiện đúng các quy định của Ban Tổ chức lễ hội.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.