Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nhà thờ đá Phát Diệm - vẻ đẹp công trình hơn 130 năm tuổi

Minh Thu - 15:37, 20/03/2025

Nhà thờ đá Phát Diệm được biết đến là công trình Công giáo nổi tiếng tại Ninh Bình với hơn 130 năm tuổi, cùng kiến trúc độc đáo và khác biệt so với thời đại. Sau nhiều thập kỷ xây dựng, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp ấn tượng pha trộn giữa phong cách Á - Âu và thu hút được lượng lớn khách du lịch đến tham quan mỗi năm.

Toàn cảnh Nhà thờ đá Phát Diệm nhìn từ trên cao.
Toàn cảnh Nhà thờ đá Phát Diệm nhìn từ trên cao

Nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 28km và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 120km, công trình Nhà thờ đá Phát Diệm được biết đến với tuổi đời xây dựng lâu năm và sở hữu thiết kế giao thoa giữa Phật Giáo và Công Giáo rất ấn tượng. 

Khuôn viên xanh mát xung quanh Nhà thờ.
Khuôn viên xanh mát xung quanh Nhà thờ

Nhà thờ được xây dựng gồm nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ, trong đó có nhà thờ được làm bằng chất liệu đá tự nhiên chắc chắn, Phương Đình, ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Đặc biệt, vị trí Phương Đình gây ấn tượng với du khách nhờ thiết kế hình vuông cùng chiều ngang 21m, cao 25m, gồm 3 tầng.

Kiệt tác Phương Đình trong quần thể kiến trúc nhà thờ đá Phát Diệm
Kiệt tác Phương Đình trong quần thể kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm

Để tạo nên công trình đồ sộ này, vào năm 1875, linh mục Phêrô Trần Lục đã tiến hành khởi công và lựa chọn chất liệu gỗ, đá đến từ các tỉnh thành lân cận. Sau khoảng 23 năm xây dựng liên tục cho đến năm 1898 Nhà thờ đã chính thức hoàn thành và đi vào hoạt động.

Lòng nhà thờ lớn tại nhà thờ Phát Diệm dài tới 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn, được dựng song song nhau.
Lòng nhà thờ lớn tại Nhà thờ Phát Diệm dài tới 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn, được dựng song song nhau

Từ hướng Nam đi vào Nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Đình, Nhà thờ lớn, bốn Nhà thờ bên, ba hang đá nhân tạo và Nhà thờ đá. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc Nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận Nhà thờ Phát Diệm là Di sản văn hóa thế giới.

Gian cung thánh - nơi có gian thờ của các vị Giám mục từng phục vụ tại giáo phận Phát Diệm được làm bằng gỗ với những mảng sơn son thếp vàng, gợi lên không gian thờ truyền thống của người Việt (Ảnh: T.H)
Gian cung thánh - nơi có gian thờ của các vị Giám mục từng phục vụ tại giáo phận Phát Diệm được làm bằng gỗ với những mảng sơn son thếp vàng, gợi lên không gian thờ truyền thống của người Việt (Ảnh: T.H)

Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như “kinh đô Công giáo Việt Nam”.

Bức phù điêu trình bày một cụm sen với các chi tiết diễn tả vòng đời của cây sen từ khi đâm chồi, thành nụ, nở hoa, hoa già, kết quả, và lá già rũ xuống. Một thông điệp vừa kín đáo, lại vừa ý vị: các tôn giáo dù khác biệt đến đâu, vẫn có thể chung sống hài hoà và tốt đẹp với nhau để cùng kiến tạo một bức tranh tuyệt đẹp. Thông điệp này vẫn còn nguyên tính cách thời sự và vô cùng quan trọng trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Bức phù điêu trình bày một cụm sen với các chi tiết diễn tả vòng đời của cây sen từ khi đâm chồi, thành nụ, nở hoa, hoa già, kết quả, và lá già rũ xuống. Một thông điệp vừa kín đáo, lại vừa ý vị: các tôn giáo dù khác biệt đến đâu, vẫn có thể chung sống hài hoà và tốt đẹp với nhau để cùng kiến tạo một bức tranh tuyệt đẹp. Thông điệp này vẫn còn nguyên tính thời sự và vô cùng quan trọng trong bối cảnh thế giới hiện nay

Ngày nay, du khách đến thăm vãn có thể thấy Phương Đình và Nhà thờ Lớn với mái cong cổ kính và duyên dáng như xưa. Nhưng khách khó hình dung được sự công phu của quá trình phục dựng, mấy trăm người thợ vất vả trong năm năm trời đã tỉ mỉ tháo dỡ toàn bộ mái xem xét từng mộng gỗ, thay từng phiến đá, từng cây xà chiếc hoành… bằng phương pháp thủ công.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.