Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Người dân Cà Mau nâng cao chất lượng sống nhờ chuyển đổi số

Minh Thu - 09:26, 08/10/2024

Công cuộc chuyển đổi số (CĐS) ở Cà Mau hiện đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp từ các khóm, ấp đến thành thị, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Thanh toán viện phí qua mã QR tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã giúp tiết kiệm thời gian, người nhà bệnh nhân không cần phải mang theo số tiền lớn khi đi khám chữa bệnh.
Thanh toán viện phí qua mã QR tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã giúp tiết kiệm thời gian, người nhà bệnh nhân không cần phải mang theo số tiền lớn khi đi khám chữa bệnh

Tiên phong chuyển đổi số

Với quyết tâm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, nhiều năm nay, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau đã từng bước số hoá các quy trình làm việc hằng ngày tại tất cả các khoa, phòng. Ðặc biệt, các kênh hội chẩn trực tuyến (Online) đã giúp cho việc chẩn đoán hướng điều trị được kịp thời, hạn chế được nhiều rủi ro.

Chuyển đổi số đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Từ thành thị đến nông thôn, người già đến trẻ, trí thức đến nông dân dù ở bất kỳ đâu cũng đang sử dụng, trải nghiệm những tiện ích của chuyển đổi số.

Ông Lê Văn Sử Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau

Theo Bác sĩ Tô Minh Nghị, Giám đốc Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau: “Thời gian qua, Bệnh viện đã triển khai hầu hết các mảng của CÐS dành cho một bệnh viện. Bệnh nhân có thể đăng ký khám chữa bệnh Online, tức là đăng ký đặt lịch khám từ trước khi đến bệnh viện. Trong quá trình quản lý bệnh nhân, Bệnh viện đã triển khai bệnh án điện tử, đang từng bước đăng ký với Bộ Y tế để được chấp thuận trong thời gian tới”.

Cùng với công tác khám chữa bệnh, CĐS trong hệ thống y tế, các bệnh viện đã mang lại rất nhiều tiện ích cho người dân. Một trong những tiện ích lớn đó là nhiều bệnh viện áp dụng hoá đơn điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt. Ðiều này giúp việc thanh toán viện phí nhanh chóng, người nhà bệnh nhân không cần phải mang số tiền lớn theo bên người khi đi KCB. Bên cạnh đó, người bệnh chỉ cần quét mã QR của bệnh viện và gửi về cho người thân tại nhà chuyển tiền đóng viện phí mà không nhất thiết phải có mặt tại bệnh viện.

Bác sĩ Võ Thành Lợi, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết: “Hiện tại, tất cả các khoa, phòng của Bệnh viện Sản - Nhi đều có hướng dẫn cho người bệnh tại chỗ về thanh toán không dùng tiền mặt, không cần phải đến phòng thu viện phí của bệnh viện để thanh toán, giúp người bệnh không mất thời gian chờ đợi".

Ngoài ra, các bệnh viện tuyến tỉnh như Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Ða khoa tỉnh cũng áp dụng ứng dụng bệnh án điện tử. Ứng dụng này đem lại nhiều tiện ích, chẳng hạn như bác sĩ đi khám cho bệnh nhân không phải ôm hồ sơ như trước đây mà chỉ cần máy tính bảng hoặc là điện thoại thông minh; trên bệnh án điện tử, bác sĩ trực tiếp ghi vào hồ sơ bệnh án của người bệnh, rút ngắn tất cả thời gian như tổng hợp y lệnh, tổng hợp thuốc cho người bệnh. Theo đó, rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính, tăng thời gian chăm sóc bệnh nhân.

Thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng hướng dẫn người cao tuổi cài đặt, sử dụng ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, đặt lịch khám chữa bệnh.
Thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng hướng dẫn người cao tuổi cài đặt, sử dụng ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, đặt lịch khám chữa bệnh

Xu thế tất yếu

“Xác định CĐS là xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, tỉnh Cà Mau đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy CĐS trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số” - ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tỉnh Cà Mau, thời gian qua, đơn vị đã tham mưu phát triển hạ tầng số với mạng lưới viễn thông, cáp quang Internet, mạng 3G/4G đến 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Đến nay, 100% ấp, khóm thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng. Các Tổ đã thực hiện làm mẫu, hướng dẫn cho hơn 210.000 hộ gia đình cài đặt, sử dụng nền tảng số (chiếm 65% số hộ gia đình trên toàn tỉnh); tỷ lệ cấp định danh điện tử (mức độ 1, mức độ 2) đạt gần 80% người dân trưởng thành.

“Hiện, tỉnh Cà Mau có hơn 450 dịch vụ công trực tuyến, tất cả đã được kết nối, tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt 80,33%; thanh toán trực tuyến đạt 95,14%”, ông Trung cho biết thêm.

“Phiên chợ số” trên nền tảng TikTok, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, đặc trưng OCOP tỉnh Cà Mau.
“Phiên chợ số” trên nền tảng TikTok, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, đặc trưng OCOP tỉnh Cà Mau

Cùng với đó, mô hình “Khu dân cư điện tử” tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã được triển khai nhằm hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng hạ tầng số, nền tảng số, dịch vụ số và công nghệ, kỹ thuật số để phục vụ đời sống hằng ngày và thay đổi phương thức, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo thống kê của Sở TT&TT, ở các vùng nông thôn trong tỉnh ngày càng có nhiều nông dân áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thông qua các ứng dụng quản lý nông trại, sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ giới hạn ở giới trẻ, người cao tuổi cũng bắt đầu quen với việc sử dụng điện thoại thông minh để kết nối gia đình với nhau, để theo dõi sức khỏe qua các ứng dụng y tế, để cập nhật những kiến thức mới...

Khẳng định vai trò, xu thế của CĐS đối với đời sống, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: "Chuyển đổi số đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Từ thành thị đến nông thôn, người già đến trẻ, trí thức đến nông dân dù ở bất kỳ đâu cũng đang sử dụng, trải nghiệm những tiện ích của chuyển đổi số”.

Để CĐS thực sự đi vào cuộc sống, ngày 05/10/2024 vừa qua, tỉnh Cà Mau đã tổ chức thành công Chương trình “Cà Mau hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024”. Sở TT&TT đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong toàn tỉnh Cà Mau phát động triển khai các hoạt động chiến dịch ra quân “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng số để phát triển kinh tế số” của Tổ công nghệ số cộng đồng liên tục trong 10 ngày (từ ngày 01/10/2024 đến ngày 10/10/2024). Trong đó, lựa chọn một số nội dung để hướng dẫn người dân như: sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán trên sàn thương mại điện tử Việt Nam, bảo vệ thông tin cá nhân, người thân và gia đình trên môi trường mạng, tìm kiếm thông tin hiệu quả trên Internet...

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.