Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nghề nuôi tằm ăn lá sắn ở xứ Thanh

Quỳnh Trâm - 12:23, 01/10/2022

Nghề nuôi tằm cho ăn lá sắn có từ lâu ở các huyện miền núi Thanh Hóa, nhưng trước kia bà con chủ yếu nuôi làm thực phẩm phục vụ gia đình. Khoảng vài năm nay do nhu cầu thị trường lớn, nên người dân đã mở rộng nuôi đại trà, bán thương phẩm, công việc này giúp nhiều gia đình ở miền núi có thu nhập hàng chục triệu đồng sau mỗi vụ nuôi tằm.

Ở miền núi Thanh Hóa cây sắn được trồng nhiều để lấy củ chế biến tinh bột hay làm thức ăn gia súc, còn lá sắn thì được nông dân tận dụng làm thức ăn cho tằm làm thực phẩm
Ở miền núi Thanh Hóa cây sắn được trồng nhiều để lấy củ chế biến tinh bột hay làm thức ăn gia súc, còn lá sắn thì được nông dân tận dụng làm thức ăn cho tằm làm thực phẩm

Hiện nghề nuôi tằm bằng lá sắn của bà con vùng núi Thanh Hóa đang vào chính vụ, có hàng ngàn hộ tham gia phát triển mô hình nuôi tằm cho ăn lá sắn như ở huyện: Cẩm Thủy, Bá Thước, Thạch Thành...

Chị Phạm Thị Hồng (phố Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước) là một trong số những hộ nuôi nhiều tằm lá sắn nhất ở địa phương.Chị Hồng cho biết. Một vụ tằm gồm nhiều lứa, mỗi lứa kéo dài từ 15 - 18 ngày, nhiều hộ nông dân có thể thu về gần 50-70 triệu đồng mỗi vụ. Nghề nuôi tằm giúp bà con có khoản thu nhập ổn định vì không mất tiền mua thức ăn, quy trình nuôi lại đơn giản và giống ngắn ngày.

Theo bà con nơi đây, so với nuôi tằm ăn lá dâu, tằm ăn lá sắn mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần. Bởi lá sắn làm thức ăn cho tằm dễ tìm kiếm, sắn có thể trồng ở mọi địa hình, trên những loại đất khác nhau, tằm lại dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, không mất nhiều thời gian chăm sóc, thời gian thu hoạch rút ngắn, ít dịch bệnh mà giá bán lại cao.

Ông Lương Văn Tuân, Phó Trưởng thôn Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng cho biết, trong thôn có gần 30 hộ nuôi tằm sắn, tính cả huyện thì có đến hàng nghàn hộ làm nghề này. Nghề nuôi tằm giúp bà con có khoản thu nhập ổn định vì không mất tiền mua thức ăn, quy trình nuôi lại đơn giản và giống ngắn ngày.

Trước đây nguồn thu nhập chính của người dân ở các huyện miền núi Thanh Hóa chủ yếu là từ trồng lúa, ngô, sắn... nhưng vài năm trở lại đây nhiều gia đình đã có thêm nguồn thu nhập đáng kế từ nghề nuôi tằm ăn lá sắn. Nhiều nông dân thấy việc nuôi tằm mang lại hiệu quả kinh tế đã mạnh dạn chuyển một phần diện tích đất sang trồng sắn nuôi tằm.

Chu kỳ một lứa tằm thương phẩm thường kéo dài 15-18 ngày. Người nuôi tằm thường trải những tấm bạt xuống nền để phân tằm không bám, gây mất vệ sinh
Chu kỳ một lứa tằm thương phẩm thường kéo dài 15-18 ngày. Người nuôi tằm thường trải những tấm bạt xuống nền để phân tằm không bám, gây mất vệ sinh
Thức ăn cho tằm con mới nở thường phải chọn những chiếc lá sắn non hoặc bánh tẻ, lá già quá tằm khó ăn và chậm lớn
Thức ăn cho tằm con mới nở thường phải chọn những chiếc lá sắn non hoặc bánh tẻ, lá già quá tằm khó ăn và chậm lớn
Lá sắn phải lấy lúc khô ráo, nếu có nước tằm ăn vào sẽ nhiễm lạnh mà chết
Lá sắn phải lấy lúc khô ráo, nếu có nước tằm ăn vào sẽ nhiễm lạnh mà chết
, Tằm sắn thường ăn rộ vào khoảng ngày thứ 12 sau khi nở và kéo dài đến lúc tằm chín
, Tằm sắn thường ăn rộ vào khoảng ngày thứ 12 sau khi nở và kéo dài đến lúc tằm chín
Tranh thủ những ngày nghỉ học, trẻ con nơi đây đã biết giúp bố mẹ thu hoạch tằm chín
Tranh thủ những ngày nghỉ học, trẻ con nơi đây đã biết giúp bố mẹ thu hoạch tằm chín
Người dân tận dụng nguồn lá sắn để nuôi tằm kiếm thêm thu nhập
Người dân tận dụng nguồn lá sắn để nuôi tằm kiếm thêm thu nhập
Giá tằm hiện dao động 70- 80 nghìn đồng mỗi kg, có thời điểm đầu vụ giá lên đến 120 nghìn đồng/kg vẫn không có hàng xuất bán
Giá tằm hiện dao động 70- 80 nghìn đồng mỗi kg, có thời điểm đầu vụ giá lên đến 120 nghìn đồng/kg vẫn không có hàng xuất bán