Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nghề đan võng từ vỏ cây ngô đồng Quảng Nam trở thành Di sản văn hóa quốc gia

Thanh Nguyên - 00:55, 27/02/2024

Nghề truyền thống đan võng từ vỏ cây ngô đồng tại xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam mới đây được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hoa ngô đồng rực rỡ ở đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An.
Hoa ngô đồng rực rỡ ở đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An.

Nghề đan võng ngô đồng được coi là một nghề thủ công đặc biệt, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, kiên trì của người đan, đồng thời ​​tiêu biểu cho đời sống văn hóa đặc sắc của người dân Hội An. Cách đây hơn 300 năm về trước, các cư dân sinh sống tại đây đã biết dùng thân cây ngô đồng tước thành sợi mỏng, quay tròn rồi đan thành võng. Tạo ra những chiếc võng ngô đồng mềm mại, ấm vào mùa đông và mát về mùa hè.

Võng được đan từ vỏ cây ngô đồng còn tác dụng đặc biệt: Trị bệnh phong, người bị ghẻ, bệnh vùi… Nằm trên chiếc võng làm bằng thân cây ngô đồng họ cảm thấy chất phong đã ngấm vào chiếc võng, cơ thể dần sảng khoái, khỏe mạnh hẳn ra.

Người dân xã Tân Hiệp, thành phố Hội An đan võng từ vỏ cây ngô đồng.
Người dân xã Tân Hiệp, thành phố Hội An đan võng từ vỏ cây ngô đồng.

Việc công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề đan võng ngô đồng, là một sự ghi nhận, tôn vinh nghề truyền thống, sự sáng tạo của cư dân địa phương trong việc tạo ra nghề và không ngừng đổi mới, sáng tạo, gìn giữ, lưu truyền, nhất là tạo nên những sản phẩm du lịch.

Danh hiệu này cũng ghi nhận năng lượng sáng tạo của thành phố Hội An đối với nghề thủ công, thể hiện hướng đi của thành phố khi tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, tạo sự phấn khởi để người dân cũng như chính quyền địa phương làm tốt hơn nữa trong việc đẩy mạnh các hoạt động, chương trình, dự án của thành phố sáng tạo.


Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.