Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nghệ An: Nguồn vốn tiếp sức cho người nghèo vươn lên làm giàu

Mai Hương - 19:57, 20/10/2022

Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Nghị định 78), hoạt động NHCSXH chi nhánh tỉnh Nghệ An, đã phát huy hiệu quả tích cực trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Các chương trình tín dụng chính sách được niêm yết công khai tại tất cả các điểm giao dịch.
Các chương trình tín dụng chính sách được niêm yết công khai tại tất cả các điểm giao dịch.

Những “cánh tay nối dài”

Quế Phong là một huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An, đời sống đồng bào còn gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động tín dụng chính sách ở cơ sở vì vậy cũng rất gian nan. Từ 2 chương trình (2003), đến nay, Phòng Giao dịch đang thực hiện 17 chương trình tín dụng. Đến 30/6/2022, tổng dư nợ đạt 423.981 triệu đồng, với 9.913 hộ đang vay vốn (dư nợ bình quân trên 43 triệu đồng/hộ), tăng 412.888 triệu đồng (gấp 39 lần) so với năm 2003, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm 23%.

Nguồn vốn vay NHCSXH huyện đã giải ngân cho vay 54.987 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần giúp cho hơn 7.000 lượt hộ thoát nghèo theo từng giai đoạn điều tra; giúp hộ nghèo xây dựng được 3.985 ngôi nhà để ổn định đời sống; xây dựng được 9.126 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; giúp cho 807 lao động đi xuất khẩu lao động; 1.734 lượt học sinh, sinh viên là con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 192 em học sinh được mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến và còn rất nhiều hộ gia đình tuy chưa thoát khỏi khó khăn về kinh tế song nhờ nguồn vốn vay ưu đãi đã có cơ hội làm chủ cuộc sống, thay đổi tập quán làm ăn, thay đổi ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

Cán bộ NHCSXH huyện Quế Phong không quản ngại khó khăn để kịp thời đưa vốn tín dụng chính sách đến với đồng bào DTTS, vùng sâu vùng xa,…
Cán bộ NHCSXH huyện Quế Phong không quản ngại khó khăn để kịp thời đưa vốn tín dụng chính sách đến với đồng bào DTTS, vùng sâu vùng xa,…

Lên xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu - xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, ở đây chủ yếu là bà con ở vùng xuôi di cư lên xây dựng vùng kinh tế mới. Từ nguồn vốn 80 triệu từ chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH huyện ban đầu khởi dựng, gia đình chị Lữ Thị Phúc, dân tộc Thái ở bản Cướm, xã Diên Lãm đã phát triển thành công cơ sở HTX Phúc Thịnh Phát sản xuất rượu và mật ong… đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp gia đình chị Lữ Thị Phúc, dân tộc thái ở bản Cướm, xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) phát triển cơ sở HTXđạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp gia đình chị Lữ Thị Phúc, dân tộc Thái ở bản Cướm, xã Diên Lãm (huyện Quỳ Châu) phát triển cơ sở HTX đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Hay như gia đình chị Lê Thị Nhi, dân tộc Thái ở xóm Cầu, xã Nghĩa Thọ (huyện Nghĩa Đàn, nhận 50 triệu đồng nguồn vốn từ chương trình hỗ trợ hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của NHCSXH huyện, gia đình chị Nhi đầu tư mô hình chăn nuôi bò sinh sản và trồng cây ăn quả như cam, bưởi ..., mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho gia đình.

Cho đến nay, đã có rất nhiều tấm gương vượt khó vươn lên, nhiều HSSV có tiền để theo đuổi việc học, nhiều ngôi nhà ấm áp được dựng lên từ đồng vốn tín dụng chính sách…

gia đình chị Lê Thị Nhi, dân tộc Thái ở xóm Cầu, xã Nghĩa Thọ (huyện Nghĩa Đàn) đầu tư nuôi gia súc hiệu quả
Nguồn vốn tín dụng giúp gia đình chị Lê Thị Nhi, dân tộc Thái ở xóm Cầu, xã Nghĩa Thọ (huyện Nghĩa Đàn) đầu tư nuôi gia súc hiệu quả.

Kết quả đó, là nhờ có nguồn vốn hỗ trợ, với mô hình tổ chức phù hợp, cùng với mạng lưới điểm giao dịch trải khắp toàn tỉnh xuống tận các xã và hệ thống Tổ tiết kiệm và vay vốn ở các thôn, bản được ví như “cánh tay nối dài” của NHCSXH trong việc thực hiện tín dụng chính sách. Với phương thức hoạt động sáng tạo, thông qua ủy thác một số khâu công việc cho 4 tổ chức chính trị - xã hội, kết nối với mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn đến tận 100% thôn, bản và tổ chức giao dịch tại xã; hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được cả hệ thống chính trị tham gia một cách tích cực, đảm bảo công khai, dân chủ.

Tập trung các nguồn vốn cho tín dụng chính sách

 Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An Trần Khắc Hùng cho biết: 20 năm qua, Nghệ An khẳng định sự phù hợp, kịp thời trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách, đã gia tăng hiệu quả nguồn vốn; sự trách nhiệm, quyết tâm của những người tham gia trong dòng chảy tín dụng chính sách, đã biến đồng vốn nhỏ thành động lực cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên, làm chủ cuộc sống. Tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng vào thành quả phát triển kinh tế, mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Nguồn vốn ưu đãi góp phần phát triển kinh tế tại xã Sơn Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).
Nguồn vốn ưu đãi góp phần giúp người dân trồng mộc nhĩ, phát triển kinh tế tại xã Sơn Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).

Từ 3 chương trình tín dụng ngày đầu hoạt động, đến nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An đã triển khai cho vay 22 chương trình tín dụng ưu đãi. Doanh số cho vay 20 năm đạt 32.143 tỷ đồng với trên 1,2 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng dư nợ đến 30/6/2022 đạt 10.522 tỷ đồng, tăng 10.215 tỷ đồng so với khi mới thành lập (tăng 34,31 lần), với 279 nghìn khách hàng còn dư nợ. Trong đó, chương trình cho vay hộ nghèo có doanh số cho vay 20 năm cao nhất, đạt 8.232 tỷ đồng, với trên 293 nghìn lượt hộ nghèo vay vốn. 

Tiếp đó là các chương trình cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ thoát nghèo. Nghệ An cũng là địa phương có dư nợ chương trình cho vay HSSV thuộc top lớn nhất cả nước, với doanh số cho vay 20 năm qua đạt 4.475 tỷ đồng với hơn 250 nghìn lượt hộ gia đình vay vốn cho 625 nghìn HSSV đi học; dư nợ đến 30/6/2022 đạt 295 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,8% tổng dư nợ, với 8,4 nghìn hộ còn dư nợ.

Cán bộ NHCSXH luôn gần gũi với người dân để hướng dẫn, hỗ trợ các chính sách tín dụng
Cán bộ NHCSXH luôn gần gũi với người dân để hướng dẫn, hỗ trợ các chính sách tín dụng

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi; quản lý và giám sát chặt chẽ nguồn vốn này. Triển khai thực hiện tốt hơn nữa nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách.

 Đồng thời, tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo các đối tượng chính sách khác. Nghiên cứu bố trí tăng dần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện các đề án về giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục