Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nghệ An: Mở lớp truyền dạy thổi khèn, múa khèn Mông

Đình Tuân - 14:41, 24/06/2021

Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An vừa triển khai lớp dạy thổi khèn và múa khèn Mông tại bản Huồi Cọ, xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An).

Các học viên người Mông tham gia học thổi khèn
Các học viên người Mông tham gia học thổi khèn

Tham gia lớp học có 40 học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau (người lớn tuổi nhất ngoài 40 tuổi, trẻ nhất mới 11 tuổi). Toàn bộ các học viên là người dân tộc Mông ở các bản của xã Nhôn Mai. Các học viên sẽ học thổi khèn, múa khèn trong thời gian 40 ngày, do Nghệ nhân ưu tú Và Bá Đùa ở bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai truyền dạy.

3. Theo như Nghệ nhân ưu tú Và Bá Đùa để trở thành người thổi khèn giỏi, múa khèn đẹp, người học phải thực sự đam mê, kiên trì tập liên tục và không nản chí.
Nghệ nhân ưu tú Và Bá Đùa: Để trở thành người thổi khèn giỏi, múa khèn đẹp, người học phải thực sự đam mê, kiên trì tập liên tục và không nản chí.

Đối với đồng bào Mông ở miền Tây Nghệ An, việc gìn giữ nhạc cụ và thanh âm tiếng khèn được xem là yếu tố then chốt để bảo vệ hồn cốt cộng đồng. Bởi thế, qua lớp học này nhằm truyền dạy để có thêm nhiều người Mông biết thổi, múa khèn để bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Mông.

Nghệ nhân ưu tú Và Bá Đùa hướng dẫn cách thổi khèn cho các học viên.
Nghệ nhân ưu tú Và Bá Đùa hướng dẫn cách thổi khèn cho các học viên.
Một động tác múa khèn Mông
Một động tác múa khèn Mông
Tổ chức lớp để học thổi khèn, múa khèn Mông cho thế hện trẻ là giải pháp quan trọng để bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa bản sắc của đồng bào dân tộc Mông.
Tổ chức lớp học thổi khèn, múa khèn Mông cho thế hệ trẻ là giải pháp quan trọng để bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.