Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ngày 1/7, tiếp nhận thêm vắc xin phòng COVID-19 do Nhật Bản viện trợ

Cát Tường - 11:02, 01/07/2021

Theo thông tin từ Bộ Y tế, 1 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản dành tặng Việt Nam sẽ được chuyển đến Việt Nam 2 đợt, vào ngày 1/7 và ngày 8/7/2021.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong khuôn khổ viện trợ từ Nhật Bản, 1 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 mà Chính phủ Nhật Bản công bố hôm 25/6/2021 dành tặng Việt Nam sẽ được chuyển đến Việt Nam 2 đợt, vào ngày 1/7 và ngày 8/7/2021.

Trước đó, ngày 16/6, Nhật Bản đã viện trợ Việt Nam gần 1 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca. Vắc xin có tên VAEVRIA Intramuscular Injection (tên khác: Covid-19 Vaccine AstraZeneca Injection), dung dịch tiêm bắp, 1 lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5 ml.

Như vậy, cùng với lô vắc xin hỗ trợ Việt Nam ngày 16/6, tổng cộng Nhật Bản giúp đỡ Việt Nam gần 2 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca.

Việc tiếp nhận vắc xin phòng COVID-19 từ Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản lần này là hết sức kịp thời góp phần giúp Việt Nam ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á được Chính phủ Nhật Bản viện trợ vắc xin COVID-19. Đây là món quà quý giá thể hiện mối quan hệ tốt đẹp của Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản với Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và khan hiếm nguồn cung vắc xin trên toàn thế giới.

Hiện nay, Việt Nam đang bước vào thực hiện chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn toàn quốc với sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Có thể nói rằng, an toàn tiêm chủng là vấn đề Bộ Y tế đặc biệt quan tâm. Trong triển khai công tác tiêm chủng thời gian qua ở Việt Nam (không chỉ đối với vắc xin phòng COVID-19 mà còn nhiều vắc xin khác) Bộ Y tế luôn đặt vấn đề an toàn tiêm chủng lên hàng đầu.

Điểm khác biệt của chương trình tiêm chủng ở nước ta đối với các nước là tiến hành sàng lọc kỹ tất cả các đối tượng tiêm. Nếu đối tượng tiêm không đảm bảo yêu cầu về sức khoẻ thì các điểm tiêm sẽ trì hoãn tiêm.

Các cơ sở tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.