Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025

Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.

Chùa Cổ Lễ có lịch sử khởi dựng từ thời Lý (thế kỷ XII). Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Đức Thánh Tổ, Thiền sư Nguyễn Minh Không - Quốc sư thời Lý có công khởi dựng chùa, dạy dân làm nghề chài lưới, nông nghiệp, đúc đồng, làm thuốc…
Chùa Cổ Lễ có lịch sử khởi dựng từ thời Lý (thế kỷ XII). Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Đức Thánh Tổ, Thiền sư Nguyễn Minh Không - Quốc sư thời Lý có công khởi dựng chùa, dạy dân làm nghề chài lưới, nông nghiệp, đúc đồng, làm thuốc…
Chùa Cổ Lễ trước đây được xây dựng bằng gỗ. Trải qua sự phong hoá của mưa nắng và thời gian, ngôi chùa cổ xưa bị xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 1902, Đệ nhất Sư tổ Phạm Quang Tuyên về trụ trì và đã cho trùng tu tái thiết lại ngôi chùa theo kiến trúc mới: “Nhất thốc lâu đài”.
Chùa Cổ Lễ trước đây được xây dựng bằng gỗ. Trải qua sự phong hoá của mưa nắng và thời gian, ngôi chùa cổ xưa bị xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 1902, Đệ nhất Sư tổ Phạm Quang Tuyên về trụ trì và đã cho trùng tu tái thiết lại ngôi chùa theo kiến trúc mới: “Nhất thốc lâu đài”.
Ngày nay, chùa Cổ Lễ là một chỉnh thể gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau, trải rộng theo hướng Đông - Tây gồm: Cổng chùa, tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, cầu cuốn, Tam quan, Phật giáo Hội quán, Đền thờ Trần Hưng Đạo (Linh Quang từ), Phủ Mẫu, nhà Tổ, nhà khách, phòng tăng, pháp đường, gác chuông “Kim Chung Bảo Các”...
Ngày nay, chùa Cổ Lễ là một chỉnh thể gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau, trải rộng theo hướng Đông - Tây gồm: Cổng chùa, tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, cầu cuốn, Tam quan, Phật giáo Hội quán, Đền thờ Trần Hưng Đạo (Linh Quang từ), Phủ Mẫu, nhà Tổ, nhà khách, phòng tăng, pháp đường, gác chuông “Kim Chung Bảo Các”...
Phía sau chùa Trình là một hồ lớn, giữa hồ có một quả chuông nặng 9 tấn. Đây cũng là điểm nhấn khiến cho bất cứ du khách nào đến chùa Cổ Lễ cũng phải xem cho kỳ được.
Phía sau chùa Trình là một hồ lớn, giữa hồ có một quả chuông nặng 9 tấn. Đây cũng là điểm nhấn khiến cho bất cứ du khách nào đến chùa Cổ Lễ cũng phải xem cho kỳ được
Theo tư liệu của địa phương, quả chuông này có tên là Đại Hồng Chung do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc năm 1936, được coi là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam. Chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm. Miệng chuông có họa tiết cánh sen, thân mang họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Hán.
Theo tư liệu của địa phương, quả chuông này có tên là Đại Hồng Chung do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc năm 1936, được coi là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam. Chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm. Miệng chuông có họa tiết cánh sen, thân mang họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Hán
Sau khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp bùng nổ, sợ chuông bị giặc phá hoại, người dân địa phương cùng nhà chùa đã vần chuông ngâm giấu dưới hồ nước. Khi hòa bình lập lại (năm 1954), quả chuông đồng được kéo lên đặt ở bệ giữa lòng hồ.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp bùng nổ, sợ chuông bị giặc phá hoại, người dân địa phương cùng nhà chùa đã vần chuông ngâm giấu dưới hồ nước. Khi hòa bình lập lại (năm 1954), quả chuông đồng được kéo lên đặt ở bệ giữa lòng hồ
Trải qua thời gian dài, đến nay quả chuông vẫn còn được giữ nguyên vẹn và trở thành biểu tượng lịch sử của chùa Cổ Lễ.
Trải qua thời gian dài, đến nay quả chuông vẫn còn được giữ nguyên vẹn và trở thành biểu tượng lịch sử của chùa Cổ Lễ
Ngôi chùa cổ này cũng nổi tiếng bởi có tháp "Cửu Phẩm Liên Hoa" do Hòa thượng Phạm Quang Tuyên thiết kế, xây dựng năm Đinh Mão, niên hiệu Bảo Đại năm thứ 2 (1927).
Ngôi chùa cổ này cũng nổi tiếng bởi có tháp "Cửu Phẩm Liên Hoa" do Hòa thượng Phạm Quang Tuyên thiết kế, xây dựng năm Đinh Mão, niên hiệu Bảo Đại năm thứ 2 (1927).
Tháp được thiết kế theo kiểu 9 tầng hoa sen cao 32m; Nền tháp thể hiện bằng một con rùa lớn nổi giữa hồ với kích thước dài 18m, rộng 10m. Mai rùa được cách điệu lượn cong thành 8 múi lớn, mỗi múi dài 4,65m. Bốn chân rùa vươn dài trụ vững xuống lòng hồ, đầu hướng vào trong chùa, đuôi hướng ra phía ngoài.
Tháp được thiết kế theo kiểu 9 tầng hoa sen cao 32m; Nền tháp thể hiện bằng một con rùa lớn nổi giữa hồ với kích thước dài 18m, rộng 10m. Mai rùa được cách điệu lượn cong thành 8 múi lớn, mỗi múi dài 4,65m. Bốn chân rùa vươn dài trụ vững xuống lòng hồ, đầu hướng vào trong chùa, đuôi hướng ra phía ngoài
Chùa Cổ Lễ cũng là nơi làm lễ: "Cởi áo cà sa khoác chiến bào" cho 35 vị Tăng, Ny xông pha ra trận cứu nước từ năm 1947 đến năm 1981. Trong số đó, 12 nhà sư đã hi sinh, các nhà sư còn lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ, có người ở lại quân ngũ và giữ nhiều chức vụ cao, có người trở về tiếp tục tu hành. Sự kiện “Cởi áo cà sa khoác chiến bào” là một dấu ấn đặc biệt mà cho đến nay đã trở thành một trong những huyền thoại của chùa Cổ Lễ.
Chùa Cổ Lễ cũng là nơi làm lễ: "Cởi áo cà sa khoác chiến bào" cho 35 vị Tăng, Ny xông pha ra trận cứu nước từ năm 1947 đến năm 1981. Trong số đó, 12 nhà sư đã hi sinh, các nhà sư còn lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ, có người ở lại quân ngũ và giữ nhiều chức vụ cao, có người trở về tiếp tục tu hành. Sự kiện “Cởi áo cà sa khoác chiến bào” là một dấu ấn đặc biệt mà cho đến nay đã trở thành một trong những huyền thoại của chùa Cổ Lễ.
Chùa Cổ Lễ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia năm 1988.
Chùa Cổ Lễ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia năm 1988
Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.