Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Múa Chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người Hà Lăng

Quang Vinh - 07:43, 06/03/2025

Trong các lễ hội truyền thống của người Hà Lăng (nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng) ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum không thể thiếu được điệu múa chiêu đặc sắc. Mỗi dịp lễ hội, khi tiếng cồng chiêng, tiếng trống vang lên, vòng xoang được kết nối; các nhịp chiêu quen thuộc như đón khách, mừng lúa mới, mừng nhà rông mới...

Nhà rông là nơi thường được tổ chức các lễ hội truyền thống, trong đó điệu múa chiêu.
Nhà rông là nơi thường được tổ chức các lễ hội truyền thống, trong đó điệu múa chiêu

Khi múa chiêu, số thành viên trong đội múa luôn là số chẵn, thường mỗi đội có từ 10-16 người tham gia. Điệu múa chiêu độc đáo thể hiện tâm tư, tình cảm và với khát vọng vươn tới những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống, giúp họ thêm gắn bó, yêu thương lẫn nhau. Nó là mối giao cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, là hơi thở cuộc sống và là tâm linh của cộng đồng người Hà Lăng.

Các nghệ nhân say sưa tập luyện, trau chuốt từng động tác trước giờ biểu diễn múa chiêu.
Các nghệ nhân say sưa tập luyện, trau chuốt từng động tác trước giờ biểu diễn múa chiêu

Những năm qua, người Hà Lăng luôn tích cực duy trì việc tổ chức lễ hội, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, quan tâm truyền dạy cách đánh cồng chiêng, múa chiêu cho thế hệ trẻ. Tích cực tham gia các hội thi, hội diễn cồng chiêng, múa xoang, múa chiêu cho thanh niên, qua đó góp phần trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống.

Các cô gái Hà Lăng duyên dáng trong bộ trang phục truyền thống, uyển chuyển với những động tác nhịp nhàng, tạo nên vẻ đẹp quyến rũ, hoang dã, gần gũi.
Các cô gái Hà Lăng duyên dáng trong bộ trang phục truyền thống, uyển chuyển với những động tác nhịp nhàng, tạo nên vẻ đẹp quyến rũ, hoang dã, gần gũi

Điệu múa gắn liền với công việc lao động nương rẫy, sản xuất, sinh hoạt hằng ngày như gieo hạt, trỉa lúa, đuổi chim...
Điệu múa gắn liền với công việc lao động nương rẫy, sản xuất, sinh hoạt hằng ngày như gieo hạt, trỉa lúa, đuổi chim...

Chị Y Lấp, thôn Rờ Kơi, xã Rờ Kơi tâm sự luôn tự hào với những điệu múa truyền thống của dân tộc mình.
Chị Y Lấp, thôn Rờ Kơi, xã Rờ Kơi tâm sự luôn tự hào với những điệu múa truyền thống của dân tộc mình

Điệu múa được bảo tồn và phát huy tham gia Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum.
Điệu múa được bảo tồn và phát huy tham gia Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum

Điệu múa chiêu có tính cộng đồng rất cao, hầu như phụ nữ Hà Lăng nào cũng yêu thích.
Điệu múa chiêu có tính cộng đồng rất cao, hầu như phụ nữ Hà Lăng nào cũng yêu thích

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.