Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Mổ não và “Mổ túi”

Việt Thắng - 19:55, 12/09/2020

Robot Rosa là thiết bị y tế hỗ trợ phẫu thuật thần kinh - sọ não (dân gian gọi là mổ não). Nhờ nó mà rất nhiều người bệnh được cứu sống. Nhưng cũng do nó mà nhiều bệnh nhân nghèo đành phải phó mặc cho số phận. Vì chi phí cho một ca phẫu thuật từ Robot này lên đến 23 triệu đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cho đến khi vụ việc bị phanh phui, các chủ mưu và đồng phạm bị bắt giữ, mới hay chi phí mổ não cao không phải do thiết bị đắt tiền, mà do não trạng “mổ túi” dân của những kẻ tham lam.

Từ năm 2017, Công ty CP Công nghệ BMS ký hợp đồng liên doanh với Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để lắp đặt thiết bị này. Theo đó, giá Robot được tính và được Công ty Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS) thẩm định là 39 tỷ đồng. Với giá thiết bị như vậy, cho nên chi phí cho mỗi ca mổ là 23 triệu đồng - một số tiền không nhỏ với người có thu nhập trung bình, chứ chưa nói đến người nghèo.

Có bệnh thì phải mổ, kể cả phải bán hết tài sản - mạng người mà!

Từ tâm lý đó của bệnh nhân và gia đình, nhà đầu tư cũng như những người liên quan tha hồ “mổ túi” người bệnh. Chi phí thực từ 4 triệu đồng, họ đã “đốt” lên gần 6 lần, thành 23 triệu. Để đổ lên đầu bệnh nhân, họ dùng chiêu thổi giá thiết bị, từ 7,4 tỷ đồng lên 39 tỷ.

Và từ năm 2017 đến nay, Bệnh viện Bạch Mai đã phẫu thuật cho 550 bệnh nhân, tính ra số tiền chênh lệch (thực ra là tiền móc túi người bệnh) đã hơn 10 tỷ đồng, hơn số tiền BMS chi ra để mua Robot Rosa.

Đó là chưa kể, nhiều thiết bị khác của BMS cũng được lắp đặt tại Bệnh viện Bạch Mai và nhiều bệnh viện khác trên địa bàn TP. Hà Nội.

Vậy trong “thương vụ” này, Bệnh viện Bạch Mai - đơn vị hưởng lợi 50% từ việc liên doanh, không lẽ vô can?

Làm ăn kiểu đó, gọi là “liên doanh ma quỷ” - không hề oan. Bởi ngoài mổ não, họ lại đang tâm “mổ túi” của người bệnh.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.