Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

“Luồng gió mới” ở xã biên giới Chà Nưa

Vũ Lợi - Nam Hương - 11:16, 07/09/2020

Từng là xã thuộc diện khó khăn nhất khu vực biên giới Việt Nam - Lào thuộc tỉnh Điện Biên, song từ khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân các dân tộc xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã một lòng đoàn kết, nỗ lực vượt khó vươn lên.

Bí thư Đảng ủy xã Chà Nưa Khoàng Văn Van (áo xanh) tiên phong làm kinh tế với mô hình trồng cây sa nhân đỏ được Nhân dân tin và làm theo.
Bí thư Đảng ủy xã Chà Nưa Khoàng Văn Van (áo xanh) tiên phong làm kinh tế với mô hình trồng cây sa nhân đỏ được Nhân dân tin và làm theo.

“Luồng gió” nông thôn mới

Chà Nưa là xã miền núi, có biên giới dài 4,1km, tiếp giáp với cụm bản Hô Mức của nước Cộng hòa DCND Lào. Xã có 9 bản, 593 hộ, 2.820 nhân khẩu, với 4 dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của Chà Nưa năm 2013 cao nhất nhì của huyện Nậm Pồ, tới hơn 70%...

Năm 2016, Chà Nưa bắt tay thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Theo tinh thần và nhiệm vụ được giao, HĐND xã đã ban hành nghị quyết xây dựng NTM, xác định rõ chỉ tiêu phấn đấu trong từng giai đoạn; giao nhiệm vụ cho chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của xã xây dựng chương trình, kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng NTM từ cấp xã đến các bản; đồng thời tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn thể Nhân dân nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong thực hiện xây dựng NTM.

Được Nhà nước đầu tư trên 16,5 tỷ đồng từ nguồn vốn của các chương trình, dự án, Chà Nưa chú trọng giải pháp “nêu gương đảng viên” trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; hiến đất làm đường, góp tiền, góp ngày công lao động xây dựng cơ sở hạ tầng các trường học, trạm y tế xã, các công trình thủy lợi, đường nội đồng, đường tuần tra bảo vệ rừng…

Chính từ “luồng gió” NTM đã tạo sự lan tỏa sâu rộng đến cán bộ, sự đồng thuận của Nhân dân và khơi bùng lên những cách làm sáng tạo của mỗi tổ chức đoàn thể và người dân xã Chà Nưa.

NTM và du lịch cộng đồng

Về Chà Nưa hôm nay, người dân rất tự hào và hãnh diện khi nói về thành quả xây dựng NTM. Chỉ trong 3 năm thực hiện NTM, Nhân dân nơi đây đã hiến đất, góp tiền, ngày công trị giá gần 2,9 tỷ đồng bê tông hóa các tuyến đường nội bản; hiến đất làm các tuyến đường nội đồng, tuần tra bảo vệ rừng với chiều dài 36km; trên 95% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh; các trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Thu nhập bình quân của người dân tăng gần 24,7 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 9%; hệ thống tổ chức chính trị xã hội đạt vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững...

NTM đã làm thay đổi đời sống người dân và diện mạo bản làng của Chà Nưa. Đi dọc Quốc lộ 4H, nhiều người ngỡ ngàng khi thấy hình ảnh một bản trù phú nằm ẩn mình dưới tán rừng xanh tốt, hướng mặt ra cánh đồng thơm hương mùa lúa chín, đó là “vùng du lịch sinh thái” bản Nà Sự. Những ngôi nhà sàn khang trang nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ truyền thống của dân tộc Thái địa phương, con đường trải nhựa uốn cong mềm mại, 2 hàng cây hoa ban xanh rì, bung hoa trắng muốt những dịp vào Xuân…

Ông Khoàng Văn Van, Bí thư Đảng ủy xã Chà Nưa, người khởi xướng và rất tâm huyết với ý tưởng đưa Nà Sự trở thành bản du lịch cộng đồng, cho hay: “Chà Nưa đã đưa nội dung định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở bản Nà Sự vào Nghị quyết Đại hội Ðảng bộ xã vừa được tiến hành đầu tháng 6/2020. Sau Đại hội, xã tiếp tục thành lập đoàn khảo sát để đánh giá lại những mặt mạnh, yếu, tồn tại cần khắc phục. Đặc biệt, với niềm tin về tinh thần đoàn kết và ý chí làm giàu của Nhân dân, chính quyền Chà Nưa rất tin tưởng dự án phát triển du lịch cộng đồng nơi đây sẽ sớm được triển khai và mang lại hiệu quả”, ông Van, quả quyết.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Tăng cường giám sát và triển khai đồng bộ giáo dục nghề và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Tăng cường giám sát và triển khai đồng bộ giáo dục nghề và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi" Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Để có được kết quả đó, công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện luôn được địa phương thực hiện thường xuyên.