Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Hoàng Quý - 16:36, 22/11/2024

Sáng 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long

Tại phiên họp, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 4 Chương, 20 Điều, trong đó: Chương I. Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5); Chương II. Căn cứ và phương pháp tính thuế (từ Điều 6 đến Điều 11); Chương III. Ưu đãi thuế nhập doanh nghiệp (từ Điều 12 đến Điều 18); Chương IV. Điều khoản thi hành (Điều 19 và 20). Về nội dung cơ bản, dự thảo Luật đã bám sát theo các nhóm chính sách tại hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã được Quốc hội đồng ý.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) là cần thiết để thực hiện chủ trương, đường lối về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước; đáp ứng các yêu cầu từ thực tiễn, từ tình hình phát triển mới của nền kinh tế cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế.

Việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) để sửa đổi hoặc bãi bỏ những nội dung không còn phù hợp; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế; bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định, dài hạn; thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành nghề và địa bàn cần khuyến khích đầu tư. Đáp ứng yêu cầu sửa đổi, bổ sung đồng bộ, toàn diện theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế phù hợp với bối cảnh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thực hiện các tiêu chuẩn về phòng, chống chuyển giá, chống trốn thuế, thất thu thuế, chống xói mòn nguồn thu theo thông lệ quốc tế. Quá trình xây dựng dự án Luật đã bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh

Thay mặt cơ quan thẩm tra trình bày Báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để khắc phục các vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành và phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới.

Trong đó, tập trung một số mục tiêu lớn gồm: Tháo gỡ bất cập, vướng mắc cho khu vực doanh nghiệp để tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế; Thể chế hoá các chủ trương của Đảng, Nhà nước về khuyến khích, cải thiện môi trường đầu tư, giải quyết các hạn chế, bất cập về ưu đãi thuế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thu hút các nhà đầu tư quốc tế phù hợp xu hướng mới; Tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Luật này để bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng và thuận lợi trong thực hiện.

Một số ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật lần này chưa giải quyết được tổng thể các vấn đề đặt ra để thu hút đầu tư một cách hiệu quả trong điều kiện mới. Hiện các nước trong khu vực cũng chưa có bước đi rõ ràng về các chính sách ưu đãi thuế trong bối cảnh “hậu thuế tối thiểu toàn cầu”, vì vậy, Ủy ban đề nghị cân nhắc thêm về lùi thời điểm sửa Luật này cho phù hợp.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.