Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Lợi ích của cây khoai môn đối với sức khỏe con người

Như Ý - 14:10, 28/10/2024

Khoai môn là thực phẩm phổ biến trong nền ẩm thực Việt Nam. Trong cây khoai môn chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe như: Chất đạm, tinh bột, vitamin A, B, C, protein, chất xơ, canxi, phốt phát,... Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, khoai môn cũng có thể gây những bất lợi nếu không sử dụng đúng cách. Để hiểu rõ về công dụng của cây khoai môn đối với sức khỏe con người mời các bạn tham khảo những thông tin sau đây.

Trong cây khoai môn chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe như: Chất đạm, tinh bột, vitamin A, B, C, protein, chất xơ, canxi, phốt phát,...
Trong cây khoai môn chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe như: Chất đạm, tinh bột, vitamin A, B, C, protein, chất xơ, canxi, phốt phát,...

Công dụng của củ khoai môn đối với sức khỏe

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Chất xơ có trong khoai môn có công dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhờ vào quá trình giải phóng insulin và glucose trong cơ thể. Loại củ này là một nguồn tuyệt vời của chất xơ, đáp ứng nhu cầu của cơ thể về lượng chất xơ cần thiết. Bằng cách bổ sung chúng vào chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể hỗ trợ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngừa các loại bệnh ung thư: Khoai môn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động chống oxy hóa trong cơ thể và góp phần ngăn ngừa bệnh ung thư. Trong khoai môn hàm có lượng cao vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa phenol khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm ra khỏi cơ thể. Các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm sinh ra từ quá trình tế bào trao đổi chất và có thể “biến” các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào ung thư. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do này, lại củ này gần như bảo vệ chúng ta hoàn toàn khỏi bệnh ung thư nguy hiểm. Hơn thế nữa, trong khoai môn còn có chất cryptoxanthin với khả năng ngăn ngừa ung thư vòm họng và ung thư phổi.

Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Thiếu máu là một tình trạng xảy ra khi cơ thể có số lượng hemoglobin thấp. Lá khoai môn có một lượng sắt đáng kể rất hữu ích trong việc hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong lá khoai môn giúp hấp thụ sắt tốt hơn, làm giảm nguy cơ thiếu máu.

Cải thiện khả năng miễn dịch: Với tác dụng tích cực trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch, đặc biệt là giảm nguy cơ mắc bệnh hạch bạch huyết. Protein chất nhầy có trong loại củ này giúp tạo ra globulin, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị Ung thư ở mức độ nhất định, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

(Tổng hợp) Lợi ích của cây khoai môn đối với sức khỏe con người 1

Tốt cho huyết áp và tim: Không chỉ đề phòng bệnh tật, tác dụng của khoai môn còn rất có lợi cho huyết áp và tim mạch. Khoáng chất kali trong thành phần của khoai môn giúp cho mạch máu khỏe mạnh, khả năng giãn nở tốt hơn nên đề phòng tăng huyết áp.

Ngoài ra loại rau củ này còn chứa nhiều chất béo lành mạnh và ít Cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Đồng thời, khoai môn cung cấp vitamin E, một chất chống oxy hóa quan trọng, giúp giảm nguy cơ đau tim.

Kích thích tiêu hóa: Một trong những lợi ích to lớn nhất của khoai môn là kích thích hoạt động tiêu hóa trong cơ thể. Khoai môn còn giúp ngăn ngừa một số vấn đề như xì hơi, đầy bụng, chuột rút, táo bón và thậm chí bệnh tiêu chảy. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Tốt cho xương: Tuy là rau củ nhưng khoai môn có chứa một lượng canxi nhất định, hỗ trợ tối ưu việc hình thành và phát triển xương. Sử dụng khoai môn thường xuyên giúp bạn bổ sung thêm canxi và ngừa bệnh loãng xương sau này.

Tăng cường sức khỏe mắt: Lá khoai môn rất giàu vitamin A - một loại vitamin cần thiết để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, duy trì thị lực tốt. Cùng với đó, vitamin A tạo ra sắc tố trong võng mạc của mắt từ đó giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Bổ sung Canxi cho cơ thể: Lợi ích của khoai môn đối với sự phát triển của cơ thể và vô cùng lớn. Các khoáng chất có trong khoai môn tương đối cao và cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt phải kể đến lượng lớn Canxi chất này giúp thúc đẩy quá trình phát triển xương hạn chế tình trạng loãng xương, thoái hóa. Canxi còn tham gia và quá trình hoạt động của tim giúp tim co bóp tốt bơm máu lên não. Canxi còn tham gia tuy không trực tiếp song có tác động đến hệ thần kinh. Ở trẻ em nó cần thiết cho quá trình phát triển xương, răng. Đặc biệt ở trẻ không thể thiếu được Canxi nó không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương mà còn đến hoạt động vận động và tinh thần.

(Tổng hợp) Lợi ích của cây khoai môn đối với sức khỏe con người 2

Giảm huyết áp: Bổ sung lá khoai môn vào bữa ăn hàng ngày có thể làm giảm huyết áp từ đó ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp. Kiểm soát tình trạng tăng huyết áp sẽ rất có lợi cho việc ngăn ngừa đột quỵ, bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương mạch máu não.

Hỗ trợ giảm cân: Khoai môn có chỉ số đường huyết trung bình, lại chứa hàm lượng chất xơ cao, đây là đặc tính cần thiết hỗ trợ quá trình giảm cân và kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Bên cạnh đó, khoai môn còn cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết như magie, canxi, Kali, Photpho, sắt và kẽm) và chất xơ có lợi cho sức khoẻ.

Bài thuốc từ khoai môn

Chữa rắn cắn, ong đốt: Trong những trường hợp nguy hiểm, cần cấp cứu ngay như rắn cắn, ong đốt, bạn giã nát lá khoai môn rồi đắp trực tiếp lên vết thương. Để từ 15 - 20 phút, bạn sẽ thấy vết thương bớt đau dần. Lúc này, bạn hãy đưa người bệnh tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Chữa mề đay: Mề đay là tình trạng nổi mẩn đỏ trên da, khiến người bệnh cảm thấy ngứa, rát và gây mất thẩm mỹ. Để điều trị căn bệnh này, bạn có thể ăn nhiều bẹ khoai sọ nấu sườn lợn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc nước bẹ khoai sọ non để uống hàng ngày. Nguyên liệu bao gồm: 60g bẹ khoai sọ tươi, 30g rễ cây tai chuột, 30g hồng táo và 30g đường đỏ.

(Tổng hợp) Lợi ích của cây khoai môn đối với sức khỏe con người 3

Hoạt huyết tiêu viêm: Khoai sọ 120g, hành sống 3 củ giã nghiền nát, thêm chút rượu khuấy cho nhuyễn đều, bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ đụng giập chấn thương kín có sưng nề bầm tím. Thực hiện từ 2-3 lần/ngày là máu bầm sẽ nhanh chóng biến mất.

Thông hầu họng kháng độc, dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng: Khoai sọ 6 - 12g, củ khởi (rễ kỷ tử) 50g (có thể thêm thất diệp nhất chi hoa 5g, tân di 12g). Sắc trong 2 giờ, gạn lấy nước trong, uống ngày 1 lần. Dùng liên tục 60 ngày.

Chữa tiêu chảy, lỵ: Chuẩn bị 30g lá khoai môn, 30g cà rốt và 1 củ tỏi. Bạn đổ vào ấm khoảng 1 lít nước, sắc lấy 500ml nước và uống mỗi ngày.

Chữa mụn đầu đinh: Chuẩn bị 1 củ khoai sọ, gọt vỏ, rửa sạch và luộc chín cùng với giấm. Khi khoai mềm, bạn nghiền nhuyễn và đắp lên vết mụn.

Chữa bệnh viêm khớp, u hạch: Khoai môn kết hợp cá quả tươi, rau ngổ, rau cần nấu thành cám, ăn nóng có thể chữa bệnh viêm khớp, u hạch. Ngoài ra, khoai môn giã nhỏ thành bã đắp lên vết thương bỏng sẽ lên da non, chóng liền sẹo.

(Tổng hợp) Lợi ích của cây khoai môn đối với sức khỏe con người 4

Những điều cần lưu ý

Những người hạn chế ăn khoai môn: Người có đờm, người bị dị ứng khoai môn, người bệnh gout, người bị tiểu đường…

Cần rửa sạch vỏ, vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.

Không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất tốt, tồn tại ở sát lớp vỏ của củ. Đối với người có da nhạy cảm, khi gọt khoai nên đeo găng để không bị ngứa.

Bạn cần tránh nhầm lẫn khoai sọ với khoai môn. Khoai sọ có kích thước nhỏ, tròn trịa còn khoai môn củ lớn hơn, hơi dài chứ không tròn. Khi ăn nên chọn những củ có kích thước vừa. Bổ ra, bên trong màu trắng đục, xuất hiện thêm nhiều vân tím thì đó là những củ khoai môn thơm ngon và nhiều bột.

Tin cùng chuyên mục
Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng có nhiều khởi sắc… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Trong đó một niềm vui lớn hơn đến từ việc chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ của bà con dân bản, khi nơi đây từng "điểm nóng" về tảo hôn thì nay Quế Phong đã thành điểm sáng trong công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.