Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Liên kết trồng ớt ở Quảng Trị: Doanh nghiệp “bỏ của chạy lấy người”

PV - 11:21, 30/05/2018

Mặc dù, Công ty Thiên An (có trụ sở tại Hải Phòng) đã ký kết với người dân Quảng Trị về việc bao tiêu sản phẩm trồng ớt để xuất khẩu. Tuy nhiên, đến khi ớt chín, doanh nghiệp lại không tìm được đầu ra. Hiện nay, hàng chục ha ớt rụng đầy đồng khiến người dân không khỏi xót xa.

Dân bức xúc

Để chuyển đổi cây trồng, vụ đông xuân vừa qua, huyện Gio Linh đã ký hợp đồng liên kết trồng ớt xuất khẩu với Công ty Thiên An. Theo đó phía công ty sẽ hỗ trợ 40% chi phí trồng, chăm sóc, phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh, một phần phân bón và bao tiêu sản phẩm. Sau khi ký kết huyện Gio Linh đã triển khai trồng ớt cho 70 hộ ở các xã Gio Mỹ, Gio Quang, Trung Hải với diện tích khoảng 5ha ớt chỉ thiên.

Hiện nay ớt của bà con huyên Cam Lộ đã chín rộ nhưng doanh nghiệp liên kết không thu mua. Hiện nay ớt của bà con huyên Cam Lộ đã chín rộ nhưng doanh nghiệp liên kết không thu mua.

 

Bà Nguyễn Thị Giỏ, ở thôn Lại An, xã Gio Mỹ cho biết: Lúc đầu triển khai dự án, người dân rất mừng nên tích cực tham gia. Nhiều hộ chấp nhận bỏ thêm chi phí phân bón để chăm sóc cây ớt đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. Ớt phát triển tốt và hứa hẹn đem lại giá trị thu nhập cao. Thế nhưng đến thời điểm này, ớt đã chín rụng ngoài ruộng mà chưa thấy doanh nghiệp đến thu mua. Theo bà Giỏ, hiện nay người trồng ớt thôn Lại An đang rất hoang mang nhiều hộ gia đình đã phải huy động lực lượng để thu hoạch đem ra chợ bán với giá 3.000 đồng/kg

Không chỉ bà con trồng ớt các xã ở huyện Gio Linh lo lắng mà nhiều hộ dân của các xã Cam Hiếu, Cam Thủy, Cam Tuyền và thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ cũng như ngồi trên đống lửa khi chứng kiến cảnh ớt chín rụng ngoài ruộng mà không thấy doanh nghiệp đến thu mua.

Bà Nguyễn Thị Hòa, một hộ dân trồng ớt tại xã Cam Tuyền bức xúc: Sau khi được chính quyền địa phương thông báo về liên kết kết với doanh nghiệp trồng ớt xuất khẩu, gia đình bà đã đăng ký trồng 3 sào. Ngoài sự hỗ trợ của phía công ty Thiên An gia đình phải đầu tư mỗi sào 350 nghìn đồng tiền công cày, làm đất, 5 công trồng cây, 200 nghìn đồng tiền mua bạt phủ chống cỏ và đầu tư khác... Giờ doanh nghiệp không thấy đâu, người dân chúng tôi đứng ngồi không yên.

Giải cứu ớt và bài học liên kết sản xuất

Ông Ngô Quang Chiến, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho biết, việc doanh nghiệp liên kết không thu mua ớt cho bà con mà “bỏ của chạy lấy người” đã làm nhiều hộ dân trồng ớt trên địa bàn huyện rơi vào khó khăn.

Ông Chiến cho biết: Để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho các hộ dân, UBND huyện Cam Lộ đã có văn bản, vận động các ban, ngành, đoàn thể, các công ty và nhân dân trên địa bàn tìm kiếm đối tác thu mua, tiêu thụ ớt cho nông dân để giảm bớt thiệt hại với giá thu mua của các công ty là 3.000 đồng/kg. Hiện nay, đã có khoảng 30 tấn ớt của nông dân được thu mua, tuy nhiên diện tích ớt còn lại khá lớn, còn hàng chục tấn quả chín đỏ.

Theo ông Chiến thì huyện sẽ có trách nhiệm tiếp tục kết nối tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp tục tìm kiếm đối tác thu mua sản phẩm ớt quả cho nông dân. Lãnh đạo huyện cũng đề nghị, các đoàn thể, Liên đoàn Lao động huyện kêu gọi các đoàn viên công đoàn, người lao động mua sản phẩm ớt quả để giúp đỡ bà con nông dân. Theo đó, chỉ tiêu là mỗi đoàn viên công đoàn, người lao động mua 9kg ớt quả.

Hiện nay, các cấp, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn huyện Cam Lộ đang tích cực vào cuộc, chung tay giải quyết những khó khăn mà người trồng ớt đang đối diện. Tuy nhiên, việc gỡ khó cho hàng trăm hộ dân là chuyện không hề đơn giản.

Về mặt lâu dài, UBND huyện triển khai kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng ớt và thông báo chính sách hỗ trợ, động viên nông dân. Cụ thể, đối với diện tích đất trồng ớt, trên cơ sở nhu cầu cần chuyển đổi sản xuất trong vụ hè thu của các hộ dân, huyện hỗ trợ 100% kinh phí mua giống cây trồng và tập huấn hướng dẫn kỹ thuật. Ưu tiên hỗ trợ 10 tấn giống lúa cho các hộ dân tham gia trồng ớt có hoạt động sản xuất lúa nếu có nhu cầu.

Sự việc trên cũng là một bài học “đắng” cho Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung. Dẫu biết rằng, liên kết sản xuất là hướng đi đúng nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, giá trị cây trồng cho người nông dân. Tuy nhiên để việc liên kết sản xuất có hiệu quả, chính quyền các cấp cần xem xét kỹ lưỡng về năng lực đơn vị liên kết cùng với đó là cần xây dựng các chế tài xử lý trong xử phạt vi phạm đối với đơn vị vi phạm hợp đồng liên kết cũng như có những chính sách cụ thể hỗ trợ đầu ra cho nông sản.

PHONG DƯƠNG