Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

NA - 21:27, 08/05/2022

Ngày 8/5, UBND xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tổ chức Lễ hội truyền thống cầu ngư Nhượng Bạn và đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trao chứng nhận lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: BHT
Trao chứng nhận lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: BHT

Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng tâm linh gắn liền với cộng đồng cư dân vùng ven biển xã Nhượng Bạn xưa (nay là xã Cẩm Nhượng). Lễ hội được người dân xã Cẩm Nhượng tổ chức vào ngày 7/4 và 8/4 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ, biết ơn vị tôn thần Nam Hải Nhân Ngư (cá Ông) có tình thương người đã bảo hộ cho ngư dân đi biển. 

Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn có lịch sử hình thành từ lâu đời, tương truyền có từ khi lập làng Nhượng Bạn thời Trần. Tuy nhiên, căn cứ các bản sắc phong còn sót lại thì ít nhất Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn có từ thời Nguyễn, cách đây hàng trăm năm.

Hiện, miếu Ngư Ông còn lưu giữ 3 sắc phong thời Nguyễn giao cho xã Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phụng thờ vị tôn thần Nam Hải Nhân Ngư.

Hàng năm, lễ hội được tổ chức trang trọng, thu hút đông đảo người dân, đặc biệt là ngư dân địa phương dù đang đánh bắt trên biển cũng chủ động thu xếp cập bến sớm để tham gia.

Lễ hội gồm có 4 phần chính: Nghi thức tế lễ, lễ hội chèo cạn, lễ rước trên biển và lễ tế tại miếu đường nhằm báo đáp công ơn của thần Nam Hải, cổ vũ thêm sức mạnh cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn được tổ chức tại miếu Ngư Ông với sự tham gia của đông đảo người dân.
Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn được tổ chức tại miếu Ngư Ông với sự tham gia của đông đảo người dân. Ảnh BHT
Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.