Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Lễ cúng dòng họ của đồng bào Mông

PV - 21:35, 30/01/2018

Đồng bào Mông rất coi trọng dòng họ gồm những người có chung tổ tiên. Người Mông có nghi lễ cúng dòng họ vào dịp cuối năm để cầu xin thần linh phù hộ cho các thành viên trong dòng họ và bản làng khỏe mạnh, mùa màng được tốt tươi, chăn nuôi phát triển, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Trưởng họ thực hiện Lễ cúng sống Trưởng họ thực hiện Lễ cúng sống

 

Dịp Quốc khánh năm ngoái (2/9/2016), Lễ cúng dòng họ vừa được đồng bào Mông đến từ bản Mô Cổng, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La tái hiện lại tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội).

Để chuẩn bị cho buổi Lễ, trưởng họ thông báo với các thành viên trong dòng họ cùng nhau đóng góp lễ vật chuẩn bị cho Lễ cúng. Lễ vật chuẩn bị gồm: Gà, lợn, hương, giấy, rượu. Lễ cúng thường diễn ra tại gốc cây với ý nghĩa cúng cả rừng, thổ công, thổ địa. Lễ cúng gồm hai phần: Lễ cúng sống và lễ cúng chín. Dưới sự hướng dẫn của người trưởng họ, các thành viên trong dòng họ sẽ mang lễ vật đến địa điểm làm lễ để làm lễ cúng sống. Trưởng họ khấn để tạ ơn thổ địa và mời các thần nhận gà, lợn.

Sau khi kết thúc lễ cúng sống, các thành viên trong dòng họ mang gà, lợn đi làm thịt chuẩn bị cho lễ cúng chín. Gà, lợn sau khi được nấu chín thì người trưởng họ tiếp tục làm lễ mời các thần nhận cỗ. Sau đó, kết thúc bài cúng và hẹn năm sau sẽ tiếp tục làm lễ cầu khấn các thần linh phù hộ. Phần hội, mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ, nhảy múa những điệu múa truyền thống của dân tộc Mông và chơi các trò chơi dân gian.

Lễ cúng dòng họ của người Mông nhằm góp phần giáo dục con cháu trong dòng họ phải luôn lưu giữ truyền thống mà tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã để lại. Đồng thời, góp phần làm cho các thành viên trong dòng họ đoàn kết, gắn bó, gần gũi, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

SÔNG LAM

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.