Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Lan tỏa thông điệp “Vì một Việt Nam không còn nỗi lo ung thư”

Lê Hường - 19:40, 10/08/2022

Ngày 10/8, Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột phối hợp cùng Viện Di truyền học và Công ty Gene Solutions tổ chức họp báo thông tin về dự án cộng đồng, lan tỏa thông điệp Chung tay đẩy lùi ung thư - Cùng hành động “Vì một Việt Nam không còn nỗi lo ung thư” tại Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Ban Tổ chức thông tin về Chương trình Chung tay đẩy lùi ung thư - Cùng hành động “Vì một Việt Nam không còn nỗi lo ung thư” tại Đắk Lắk
Ban Tổ chức thông tin về Chương trình Chung tay đẩy lùi ung thư - Cùng hành động “Vì một Việt Nam không còn nỗi lo ung thư” tại Đắk Lắk

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

Các loại ung thư phổ biến gồm: Ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và trực tràng. Đối với nam giới, ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng và ung thư tiền liệt tuyến chiếm khoảng 65,8% tổng các loại ung thư. Ở nữ giới, các bệnh ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư. Tuy nhiên, các bệnh ung thư này đều thể phòng ngừa và phát hiện sớm, nếu chúng ta thực hiện tầm soát sớm ung thư.

Nhằm hỗ trợ nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội trong việc tầm soát ung thư sớm, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột phối hợp là Viện Di truyền Y học và Công ty Gene Solutions tổ chức Chương trình “Chung tay đẩy lùi ung thư - Cùng hành động “Vì một Việt Nam không còn nỗi lo về ung thư”, qua đó cung cấp các xét nghiệm, các gói hỗ trợ và các hoạt động truyền thông về sự cần thiết của tầm soát, phát hiện sớm ung thư trong cộng đồng, nhất là cho các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao.

Chương trình sẽ được triển khai từ ngày 15/8 đến hết ngày 15/9/2022. Theo đó, chương trình thực hiện tầm soát miễn phí 5 loại ung thư, gồm: Ung thư vú, phổi, dạ dày, đại trực tràng, gan cho 30 người thuộc đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao; hỗ trợ lên 50% cho 20 mẫu trong vòng 1 tháng đến khi kết thúc chương trình; hỗ trợ sau xét nghiệm khi bệnh nhân có kết quả dương tính với ung thư. Tổng giá trị chương trình tài trợ tại Đắk Lắk ước tính 300 triệu đồng.

Quang cảnh Họp báo
Quang cảnh Họp báo

Tại buổi Họp báo, Bác sĩ chuyên khoa II Võ Minh Thành, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột chia sẻ: SPOT-MAS™ là công nghệ sinh thiết lỏng tầm soát 5 loại ung thư phổ biến nhất hiện nay ở cả nam giới và nữ giới bằng cách phát hiện DNA phóng thích từ khối u vào máu, dựa trên kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ 2.

Nếu như trước đây, nghi ngờ cơ quan nào bị bệnh thì sử dụng các biện pháp tầm soát riêng cơ quan đó và qua nhiều bước mới xác định được ung thư. Nay, với công nghệ mới này, chỉ cần làm động tác là lấy máu đã có thể tầm soát được 5 loại ung thư phổ biến nhất, với độ chính xác rất cao. Đáp ứng mục tiêu hướng đến của ngành Y tế là giảm thủ tục, giảm đau đơn, giảm chi phí mà độ chính xác lại cao.

Để áp dụng kỹ thuật hiệu quả, Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực. Cụ thể, gửi các y bác sĩ đi các trung tâm đào tạo lớn trực tiếp đào tạo; bệnh viện phối hợp với nhiều chương trình với các trung tâm y tế lớn hỗ trợ nâng cao tay nghề, giúp đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện dần dần tự lập triển khai tại địa phương góp phần giảm bớt tình trạng bệnh nhân đỡ phải đi xa điều trị…