Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Làm chủ hoàn toàn việc sản xuất kit thử, đẩy nhanh nghiên cứu vaccine COVID-19

PV - 16:55, 30/06/2020

Sáng 30/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe báo cáo về công tác nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm xét nghiệm (kit thử) virus SARS-CoV-2; vaccine phòng, chống COVID-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe báo cáo về công tác nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm xét nghiệm (kit thử) virus SARS-CoV-2; vaccine phòng, chống COVID-19, sáng 30/6. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe báo cáo về công tác nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm xét nghiệm (kit thử) virus SARS-CoV-2; vaccine phòng, chống COVID-19, sáng 30/6. Ảnh: VGP

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất kit thử virus SARS-CoV-2 trên thế giới để xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh); xét nghiệm kháng nguyên (xét nghiệm PCR) có độ chính xác cao.

Cụ thể, Việt Nam đã sản xuất được 1 loại kit xét nghiệm nhanh không cần dùng máy móc và 1 loại sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến Trung ương đến tận y tế tuyến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác. Tương tự, chúng ta cũng có 2 loại kit xét nghiệm kháng nguyên (PCR). Đây là nỗ lực rất lớn của đội ngũ các nhà khoa học ngành y tế.

Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ xây dựng kế hoạch điều chỉnh chiến lược xét nghiệm, phương án đặt mua các loại kit thử, hướng dẫn tập huấn, sử dụng các loại kit thử khi nào, ở đâu như trong các khu cách ly tập trung, tại cơ sở y tế, xét nghiệm cộng đồng… Mục tiêu là vừa bảo đảm phát hiện nhanh, chính xác các ca nhiễm bệnh, vừa đảm bảo sàng lọc trong cộng đồng. Từ đó giúp chúng ta kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực cơ sở y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc SARS-CoV-2.

Đối với dự án nghiên cứu, sản xuất vaccine, với sự nỗ lực của các đơn vị tham gia, đến nay Việt Nam đã phát triển thành công vaccine dự tuyển, bước đầu cho kết quả tích cực khi thử nghiệm trên động vật, làm cơ sở quan trọng để triển khai các bước tiếp theo để phát triển thành vaccine hoàn chỉnh.

Trong thời gian tới các dự án nghiên cứu, sản xuất vaccine cần tiếp tục được thúc đẩy tích cực với sự tập trung cao độ về nguồn lực, con người.

Ngoài phương án nghiên cứu, sản xuất vaccine theo các quy chuẩn bình thường, Bộ Y tế cũng chuẩn bị “phương án thời chiến” để đẩy nhanh các bước trong trường hợp diễn biến dịch bệnh COVID-19 xấu đi.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ lên phương án tổ chức lại lực lượng nghiên cứu vaccine phối hợp với doanh nghiệp để khai thác lợi thế về nghiên cứu, sản xuất vaccine của Việt Nam từ trước tới nay, đáp ứng yêu cầu phòng bệnh cho người dân, khi tương lai có thể xảy ra những dịch bệnh khác sau COVID-19.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.