Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

“Lách luật” để hưởng lợi từ rừng?

PV - 10:20, 01/07/2019

Mặc dù Chính phủ đã ra nghiêm lệnh về “đóng cửa rừng”, đồng thời ban hành quy định “không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt".

Nhiều diện tích rừng tự nhiên đang bị đề nghị chuyển đổi ồ ạt. Nhiều diện tích rừng tự nhiên đang bị đề nghị chuyển đổi ồ ạt.

Thế nhưng, hiện nay tình trạng chuyển đổi mục đích đất rừng vẫn còn khá phổ biến. Ý kiến dư luận cho rằng, đây là cách để “lách luật” trong việc hưởng lợi từ rừng.

Dẫu biết rằng, một quy định pháp luật thường sẽ có những trường hợp ngoại lệ nhất định. Ví dụ như quy định của lâm luật về không chuyển đổi rừng tự nhiên chỉ để lại “khe” rất nhỏ cho các trường hợp đặc biệt.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều địa phương lại “vin” vào việc này để xin chuyển đổi mục đất rừng tự nhiên một cách ồ ạt. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), hiện nay có 37 tỉnh, thành phố có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên với 2.954 dự án, đề nghị chuyển mục đích 136.769ha rừng.

Trên cơ sở này Bộ NN & PTNT đã rà soát, lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan, đề nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng thì chỉ có 86 dự án với tổng diện tích 1.489 ha ở 22 tỉnh, đủ điều kiện thực hiện.

Bộ NN & PTNT cũng đưa ra đánh giá, tại một số địa phương, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng vẫn diễn biến khá phức tạp, nhất là đối với rừng do các công ty lâm nghiệp chuyển giao về chính quyền địa phương quản lý.

Thiết nghĩ, nhằm quản lý hiệu quả đất lâm nghiệp, các cơ quan liên quan cần kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. Các địa phương chỉ đạo rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các dự án thực sự cần thiết; đồng thời, tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực hiện, không để xảy ra vi phạm như tại một số địa phương thời gian qua.

Bộ NN & PTNT kiến nghị, đối với một số địa phương không thể giải quyết được tình trạng phá rừng, tranh chấp, lấn chiếm đất rừng nghiêm trọng, kéo dài, đề nghị Bộ Công an phối hợp, hỗ trợ điều tra, xử lý các vụ vi phạm. Ðồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, các địa phương để xảy ra tình trạng phá rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng không đúng quy định, phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là đối với một số địa phương đã có kết luận thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua.

THIÊN ĐỨC