Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh đào cho năng suất cao

Như Ý - 10:55, 23/02/2022

Chanh đào là một loại cây trồng được trồng phổ biến trong những năm gần đây, với nhiều công dụng khác nhau trong đời sống. Chanh đào được coi là một loại “ thần dược” trong 20 loại chanh khác nhau ở nước ta. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh đào cho năng suất cao mời bà con tham khảo.

Chanh đào là một loại cây trồng được trồng phổ biến trong những năm gần đây
Chanh đào là một loại cây trồng được trồng phổ biến trong những năm gần đây. Ảnh minh họa

Thời vụ

Thời điểm thích hợp nhất để trồng chanh đào, đó là vào tháng 4-6 dương lịch đối với khu vực miền Nam và từ tháng 2-3 hoặc từ tháng 9-10 đới với miền Bắc.

Chọn giống

Khi chọn giống cần chọn những cây giống chanh đào đang sinh trưởng tốt, sạch bệnh, chiều cao 50- 70cm, đường kính bầu tối thiểu đạt 15 cm. Có thể trồng cây hạt tuy nhiên tốt nhất vẫn là trồng bằng cây giống ghép hoặc chiết.

Chuẩn bị đất

Chanh đào thích hợp trồng trên những vùng đất đồi, các khu vục đất đỏ. Chanh đào không có yêu cầu quá nhiều về đất, chúng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất nên trồng ở những nơi đất có độ tơi xốp cao, có khả năng thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng, pH 5,5-7 Không nên trồng ở những vùng đất bị nhiễm mặn, có thể trồng ở khu vực đất pha cát. Đắp mô, đánh luống cao 20-30cm. Trong 2 năm đầu mỗi năm nâng cao mặt luống 2-3 cm, không nên bồi quá đầy làm nghẹt rễ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh đào cho năng suất cao 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc 

Mật độ trồng chanh đào 3x 4m, cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m. Hoặc 4x5m nếu đất xấu hơn. Hố trồng nên để với kích thước 60X60x50 đối với nhũng khu vực đất tốt, ở những nơi đất xấu có thể dào hố với kích thước 80x80x60cm. Có thể tiến hành trồng xen canh với các loại cây ăn quả khác như táo, ổi tránh xen canh với cây có múi khác.

Trước khi trồng, tốt nhất nên bón lót cho cây :20-30 kg phân hữu cơ hoai mục ( có thể sử dụng phân chuồng, bã đậu hoặc sơ dừa) + 1kg super lân. Tùy vào lượng pH của đất để có thể bón thêm lượng vôi bột cân đối, thông thường có thể bón 1kg/hố.

Mỗi năm nên bổ sung ít nhất cho cây từ 10-15 kg phân chuồng hoai mục.
Năm đầu nên trồng xen lạc, đậu hay các loại rau khác để tạo nguồn phân xanh tự nhiên cho đất. Vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí.

Khi cây còn tơ năm 1, có thể dù ng phân Hữu cơ Sinh học HUMIX (chuyên cho cây có múi) bón hai lần/năm, mỗi lần từ 1,5-2kg/cây.

Khi cây chanh ở vào thời kỳ kinh doanh (đã cho trái ổn định) có thể sử dụng 2 - 3kg phân HUMIX cho mỗi cây một lần, bón từ 3-4 lần vào các thời điểm: Trước khi trổ hoa, sau khi đậu trái và thời kỳ nuôi trái phát triển. Nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, sinh học để bón cho chanh.

Cây chanh thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn, vì vậy, khi cây thiếu nước trong một thời gian (nhất là mùa nắng) rồi tưới thì cây có khuynh hướng ra hoa. Do đó, có thể tạo sự khô hạn cho cây Chanh ra hoa đồng loạt bằng biện pháp bà con hay gọi là “xiết nước” giúp cho cây ra hoa đồng loạt.

Bên cạnh đó cần tỉa cành và tạo tán cây chanh đào. Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50 -60cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ phát triển, sau đó chỉ chọn 3 -5 cành phát triển theo các hướng đồng đều. Từ cành này sẽ hình thành các cành cấp 2, cấp 3…cây sẽ có bộ tán tròn, đều và cân đối, khi vào thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng suất cao, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cũng như thu hoạch.

Khi đến mùa thu hoạch, nhưng giá cả thấp thì có thể neo trái trên cây bằng cách dùng các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin gibberellin…phun lên cây. Biện pháp này có thể neo trái được 15 -30 ngày.

Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn, khoảng 10-15cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

Phòng trừ sâu, bệnh hại cây chanh đào

Sâu vẽ bùa : Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 – 1,5/1000 phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúс lá non dài1 -2 cm).

Sâu đục thân, đục cành: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần bắt sâu trưởng thành (Xén tóc), Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt ѕâu non, Ѕau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng, Bơm các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Suрracide 40ND 0,2% νào các vết đục, sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để dіệt sâu.

Nhện đỏ – Nhện trắng: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun vớі nồng độ 1- 2% (10- 20 ml thuốc/10l nước), thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1 – 2% hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000 phυn lúс cây đang ra lộc non để рhòng. Nếu đã bị phá hại phảі phun liên tục 5 – 7 ngày/lần.

Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá νàng): Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng chanh 1 hàng ổi./.