Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kỹ thuật trồng cây gai xanh hiệu quả

Như Ý - 12:17, 20/08/2024

Gai xanh là cây công nghiệp đa tác dụng, được người dân sử dụng làm đồ may mặc từ lâu đời. Cây gai xanh chủ yếu được chế tạo thành bông sợi cao cấp phục vụ ngành dệt, may. Để cây gai xanh đạt hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo kỹ thuật trồng cây gai xanh sau đây.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng cây gai xanh hiệu quả

Thời vụ trồng

Tùy từng địa phương nên chọn thời vụ trồng cây gai xanh. Nên trồng vào đầu mùa mưa, không nên trồng vào mùa khô hạn.

Vùng Tây Bắc, Tây Thanh Hóa, Nghệ An nên tránh trồng vào mùa khô nóng.

Ở Tây Nguyên đất đai màu mỡ, ở những vùng cao gần hồ chứa nước thời vụ trồng có thể kéo dài hơn vùng núi khác.

Kỹ thuật trồng cây gai xanh

Cây gai xanh là loại cây rễ sâu, thân và hệ rễ dưới đất rộng, nên chất lượng toàn bộ đất có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, trưởng thành và tuổi thọ của hạt gai, bởi thế nhất định phải đào sâu toàn bộ đất, làm tơi đất, cải thiện kết cấu đất, trồng dày thêm nhiều tầng. Với thổ nhưỡng quá dính, nên trộn thêm cát hoặc phân tro để cải thiện kết cấu thổ nhưỡng.

Với đất đồi hoặc đất núi, thông thường trước khi trồng gai nên đào sâu khoảng 1 thước, xới đất bên dưới lên, lật đất bên trên xuống, trồng dầy thêm nhiều tầng, xới tung các miếng đất, loại bỏ cỏ, làm thông kênh thoát nước, nối liền các thửa lại với nhau thành khoảng lớn, căn cứ vào địa hình địa thế mở rộng hợp lý, sau đó trồng gai.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng cây gai xanh hiệu quả 1

Khu đất bằng phẳng, đất thường màu mỡ, nhưng vị trí nước ngầm khá cao, điều kiện thoát nước kém, nên sau khi làm tung các miếng đất lên, nên mở rộng trồng gai, rãnh thoát nước ở 4 phía, đề phòng nước tù.

Nên để bề mặt luống rộng 50 – 60cm, cao 10 – 15cm, giữa hai luống cách nhau 40 – 50cm làm lối đi và nơi cung cấp nước và bón phân sau khi trồng. Đối với ruộng bậc thang trên đất dốc thì luống nên bố trí theo đường đồng mức của ruộng bậc thang. Đối với đất đồng bằng ven bãi thì luống nên bố trí song song với dòng sông.

Sau khi lên luống thì tiến hành đào hố để chuẩn bị đưa cây vườn ươm ra trồng. Hố sâu 10 – 15cm, rộng 20 x 20cm. Hố cách hố là 25cm.

Bón lót bằng 1/2 kg phân chuồng có trộn với 50g bào tử nấm từ 2 loại thuốc Biobauve 5DP và Vimetarzim 95DP để trừ ấu trùng cánh cứng, rệp sáp và mối ăn cây sống. Xới trộn đều thuốc với phân bón lót và lấp một lớp đất mỏng trên mặt hố.

Khi cây con trong vườn ươm đã cao 15 – 20cm thì có thể đem ra trồng trên những thửa đất đã chuẩn bị trước. Mỗi hố trồng 2 cây để phòng năm thứ 3 – năm thu hoạch lớn có nhiều cây bị thối gốc phải loại bỏ bớt cây. Khi đã trồng xong cần lấp một lớp đất mỏng ngay miệng bầu ươm.

Nếu bầu ươm là nilon không hủy thông thường bán trên thị trường thì cần dùng dao nhỏ rạch bỏ vỏ bầu trước khi trồng. Nếu dùng vỏ bầu là nilon tự hủy thì có thể đưa cả bầu xuống hố. Sau vài ba tháng khi rễ phát triển, vỏ bầu tự phân hủy, cho rễ phát triển ra ngoài vỏ bầu.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng cây gai xanh hiệu quả 2

Chất dinh dưỡng chủ yếu cây gai cần thiết là nitơ, phốtpho, kali, là cơ sở để cây gai sinh trưởng và phát triển. Vào giai đoạn giữa và cuối quá trình sinh trưởng của gai, rắc lên mặt lá tro đốt cỏ là một biện pháp quan trọng để tăng sản lượng. Lượng dinh dưỡng hấp thụ được trong ba mùa mỗi năm của mỗi hecta gai là đạm urê: 220kg, lân Văn Điển 41kg, kali 129kg.

Ngoại trừ các nguyên tố đạm, phốtpho, kali và canxi ra, các nguyên tố vi lượng như bo, mangan, kẽm, đồng, magiê cũng có tác dụng nhất định đối với sản lượng và chất lượng gai, nếu thiếu hoặc quá nhiều cũng khiến gai sinh trưởng kém.

Phân vi sinh dùng bón cho cây gai là phân được tạo từ than bùn (hàm lượng axit humic từ 1,5 – 2%) kết hợp với N.P.K (2.3.5). Vi sinh ở đây dùng nấm cộng sinh cho cây gai là Mycorrhiza. Loại nấm cố định đạm cho cây gai. Ngoài ra còn dùng các nấm phân giải xenlulo phân giải oxit phốtpho có trong đất.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng cây gai xanh hiệu quả 3

Vì nhu cầu cần nước của cây gai xanh rất lớn nên giúp cho đất giữ được nước cho gai xanh cần đưa vào phân vi sinh tỷ lệ chất giữ nước.

Sau mỗi vụ thu hoạch cây đã lấy đi từ đất nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy sau khi thu hoạch cần bón phân bổ sung. Phân bón có thể hòa vào nước rồi tưới đều trên bề mặt luống. Không nên cuốc xới nhiều vì rễ phụ và thân ngầm đã ken dày khắp mặt luống.

Cần kiểm soát những cây bị nấm cổ rễ phá hoại thì phải nhổ bỏ, xử lý thuốc thối cổ rễ ngay.

Thu hoạch

Sau khi cây phát triển tốt, khoảng 50 đến 60 ngày quan sát cây gai đã phát triển, thân đã mập và thẳng, quan sát gốc gai có biến đổi màu thì thu hoạch đợt 1. Tuy nhiên, để đảm bảo năng suất, lứa đầu tiên khi gai phát triển đủ thân sẽ phát bỏ để gai đẻ nhiều nhánh, năng suất sẽ cao hơn. Sau 40 đến 45 ngày nếu thời tiết thuận lợi thì có thể thu hoạch đợt 2; đợt 3 và đợt 4 cũng tương tự như vậy.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.