Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kỹ thuật trồng cây cau tứ quý

Như Ý - 10:43, 19/04/2021

Cây cau tứ quý hay còn gọi là cau bốn mùa. Cau tứ quý là giống cau ta nhưng có 1 điểm đặc biệt là ra quả bốn mùa, đặc biệt chín tập trung vào dịp Tết Âm lịch nên giá thành cau tứ quý trên thị trường rất cao. Cây cau tứ quý là cây công trình, cây sân vườn đẹp mang may mắn, phú quý đến với gia chủ. Sau đây là kỹ thuật trồng cây cau tứ quý mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo.

Cây cau tứ quý là cây trang trí đẹp và mang may mắn, phú quý đến với gia chủ. Ảnh minh họa
Cây cau tứ quý là cây trang trí đẹp và mang may mắn, phú quý đến với gia chủ. Ảnh minh họa

Đặc điểm

Cây cau tứ quý sớm cho trái sau hai năm trồng đã bắt đầu cho quả. Quả cau tứ quý có màu xanh bóng, quả thuôn dài và đều. Tỉ lệ đậu quả của cau tứ quý cực kỳ cao. mỗi buồng có thể đạt từ 200 cho đến 300 quả. Cây cau tứ quý có tuổi thọ canh tác trên 20 năm.

Đất trồng

Đất trồng cau cảnh nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng. Mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Không nên chọn đất nhiều rác, xác thực vật mục để tránh giun và bệnh gây hại cây.

Thời vụ và mật độ trồng cau tứ quý

Bà con có thể trồng giống cau quanh năm tuy nhiên thời gian trồng thích hợp nhất vẫn là tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm. Trồng tháng 3 – 4 khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh hoặc khi cây ở thời kỳ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng

Khi trồng trên đất hay trong chậu cần chú ý bón phân lót trước khi trồng và trồng nông, lấp đất ở gốc không quá sâu đễ tránh cây bị nghẹn sinh trưởng và ra nhánh kém, trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây khỏi bị đổ.

Sau khi trồng, tưới nước ngày/lần cho đất đủ ẩm, tránh làm đất quá ẩm và sũng nước trong thời gian 10 – 15 ngày để cây bén vào đất.

Mật độ trồng cau: 2 x 2m

Chăm sóc cây

Cau cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không đặt đặt nơi ánh sáng yếu, trong nội thất vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết.

Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng, ra nhánh nên cau cảnh yêu cầu tưới nước đều, không để đất quá khô định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20, thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.

Cây cau là loài cây có bộ rễ chùm khá lớn và ưa ẩm, khi mới trồng cần tưới một ngày 2 lần, nếu để cây bị thiếu nước thì thân bị teo lại và lá trở nên còi cọc.

Bón phân:

Đổ vỏ ốc vào gốc cây: đúng ra phải là ngâm ốc vào lu, vại, đậy thật kín cho phân hủy hết, lấy vỏ ốc trồng lót dưới gốc cau có tác dụng làm thông thoáng gốc và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nước ngâm ốc khi đã hết mùi có thể gạn lấy nước trong, hòa thêm với nước sạch để bón cho cây.

Trong quá trình trồng, bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng lân vi sinh.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Là một trong những giống cau ít cho bệnh tuy nhiên nếu bà con mua tại những vườn ươm có che lưới và thiếu ánh sáng thì mầm bệnh sẽ phát triển gây hại cho cây từ khi cây còn nhỏ. cây cau trưởng thành không nên trồng những nơi râm quá vì cây cau sẽ bị nấm hoặc rầy.

Nếu phát hiện thấy cây cau đang bị nấm bà con cần dùng thuốc Vitamin để trị nấm nếu phát hiện thấy trên cây hoặc lá có ấu trùng côn trùng và biểu hiện trên trên ngọn bị xoăn Thế bà con nên sử dụng những thuốc sau: Padan 95SP; Bassa 50ND; Para 43SC..

Khi phun thuốc trừ sâu bà con lưu ý nên luân phiên đổi các loại thuốc để tránh tình trạng côn trùng quen dần và thích nghi với thuốc./.