Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kỹ thuật chế tác đàn tính của người Thái ở Mường Đun

Hoàng Quý - 15:21, 11/11/2024

Ông Lường Văn Phối là một trong những nghệ nhân nổi tiếng về chế tác đàn tính ở bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Đối với ông, mỗi chiếc đàn tính được làm ra đều là tâm huyết cả đời của mình.

Nghệ nhân đệm đàn tính, hát Then, truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Nghệ nhân đệm đàn tính, hát Then, truyền dạy cho thế hệ trẻ

Đàn tính (tính tẩu) là một loại nhạc cụ truyền thống gắn bó không thể tách rời trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái. Đối với người Thái ở Mường Đun cũng vậy, đàn tính là nền tảng, là hồn cốt trong các lễ hội, hát xướng, giao duyên, kết bạn của đồng bào.

Theo ông Lường Văn Phối, để có thể làm hoàn chỉnh một cây đàn tính tẩu phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo cũng như kinh nghiệm… của người chế tác. “Người chế tác đàn tính phải am hiểu, yêu thích và biết đánh đàn tính. Để làm ra một chiếc đàn tính chuẩn, đòi hỏi không chỉ sự khéo léo, tỉ mỉ trong các công đoạn mà còn cần biết thử dây, nghe âm thanh, chỉnh đàn… thì mới tạo ra chiếc đàn tính chuẩn của đồng bào dân tộc Thái”, ông Lường Văn Phối chia sẻ.

Quả bầu được cắt làm sạch, treo dưới gầm sàn để khô tự nhiên, tránh nắng trực tiếp để bầu đàn không bị nứt, giòn… ảnh hưởng đến chất lượng khi chế tác.
Quả bầu được cắt làm sạch, treo dưới gầm sàn để khô tự nhiên, tránh nắng trực tiếp để bầu đàn không bị nứt, giòn… ảnh hưởng đến chất lượng khi chế tác

Phần thân đàn sẽ được người thợ đo bằng nắm tay (9 nắm tay) có chiều dài trung bình 85cm - 1m, tùy thuộc vào sải tay người sử dụng đàn. Gỗ được sử dụng thường là các loại gỗ có đặc tính nhẹ, dẻo dai và trơn để khi đánh đàn, người chơi dễ vuốt.
Phần thân đàn sẽ được người thợ đo bằng nắm tay (9 nắm tay) có chiều dài trung bình 85cm - 1m, tùy thuộc vào sải tay người sử dụng đàn. Gỗ được sử dụng thường là các loại gỗ có đặc tính nhẹ, dẻo dai và trơn để khi đánh đàn, người chơi dễ vuốt

Mỗi thành phần cấu tạo nên cây đàn tính đều được lựa chọn tỉ mỉ, kết hợp sao cho khi thành phẩm, đánh thử tiếng đàn tính chuẩn nỗi lòng của người chơi đàn. Không chỉ vậy, chiếc đàn còn cần phải vừa có độ vang, độ trầm bổng khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thanh thoát tạo nên các cung bậc khác nhau, bộc lộ được sâu nhất tâm tư, tình cảm của người đánh đàn tính tới người nghe.

Dây đàn sẽ được kéo dọc từ thân đàn qua mặt đàn, được kết nối với các chốt dây. Thông thường, đàn tính có 2 - 3 dây.
Dây đàn sẽ được kéo dọc từ thân đàn qua mặt đàn, được kết nối với các chốt dây. Thông thường, đàn tính có 2 - 3 dây

Phần mặt đàn được chế tạo bằng gỗ, cắt mỏng, đo vừa mặt của quả bầu. Con ngựa được đặt giữa mặt đàn chống các sợi dây của đàn, tạo khoảng cách rung cần thiết khi chơi.
Phần mặt đàn được chế tạo bằng gỗ, cắt mỏng, đo vừa mặt của quả bầu. Con ngựa được đặt giữa mặt đàn chống các sợi dây của đàn, tạo khoảng cách rung cần thiết khi chơi

Trải qua quá trình phát triển, một số vật liệu chế tác đàn tính được thay thế phù hợp hơn, các công đoạn chế tạo cũng có sự góp sức của các thiết bị máy móc hiện đại… Nhưng không vì vậy mà mất đi nét đặc trưng truyền thống của cây đàn tính trong cộng đồng dân tộc Thái, bởi mỗi người làm đàn đều là những người cả đời tâm huyết với tiếng đàn. 

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.