Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ký kết Thỏa thuận hợp tác và công bố Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản

PV - 10:56, 31/05/2019

Sáng 30/5/2019, tại Hà Nội, Công ty Reed Tradex Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cùng Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản đã tiến hành lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác và công bố Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản (SIE 2019) và Triển lãm quốc tế công nghệ chế tạo phụ tùng Công nghiệp tại Việt Nam (VME 2019). Cả hai triển lãm sẽ diễn ra đồng thời từ ngày 14 đến 16/8/2019, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Công ty Reed Tradex Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại cùng Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản ký kết Thỏa thuận hợp tác. Công ty Reed Tradex Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại cùng Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản ký kết Thỏa thuận hợp tác.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2019 (VME Forum 2019) sẽ được tổ chức với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất linh kiện, chế tạo phụ tùng công nghiệp của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, cho biết: Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng, tạo cơ sở để phát triển một nền công nghiệp có sức cạnh tranh cao và bền vững. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ Việt Nam giao Bộ Công Thương tích cực triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Qua đó, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam được tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng hiện đại; nâng cao chất lượng sản phẩm, độ tin cậy, và từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành sản xuất quan trọng như ô tô, dệt may, da giày, điện tử.

LÊ NGỌC

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.