Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Nhìn thẳng vào thực trạng phòng, chống cháy nổ

Thanh Huyền - 23:15, 13/11/2019

Ngày 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội và thảo luận ở Hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014 - 2018.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị nhiều giải pháp thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị nhiều giải pháp thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC.

Trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014-2018, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC được Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm chỉ đạo; các địa phương, cơ sở tích cực thực hiện với nhiều hình thức, phương pháp đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của Nhân dân về công tác PCCC. Mặc dù vậy, hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao, các hình thức, biện pháp tuyên truyền thiếu chiều sâu, chậm đổi mới; kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền còn hạn hẹp… nên đã hạn chế ý thức về PCCC của người dân ở nhiều nơi, nhất là những người sống ở vùng sâu, vùng xa.

Trong giai đoạn 2014 - 2018, lực lượng chức năng đã tiến hành 357 cuộc thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về PCCC, kiểm tra an toàn PCCC trên 1 triệu 500.000 lượt, trong quá trình kiểm tra đã kịp thời phát hiện hàng triệu tồn tại, thiếu sót, ban hành 98.384 công văn kiến nghị. Các địa phương đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành đối với trên 15 nghìn lượt cơ sở. Trên cơ sở đó đã điều tra đã làm rõ nguyên nhân 11.277 vụ cháy (đạt 85,76%); đã khởi tố điều tra, truy tố, xét xử hình sự 66 vụ án với 43 bị can; xử phạt hành chính trên 98 nghìn trường hợp vi phạm với số tiền 206 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 1.956 trường hợp, tạm đình chỉ hoạt động 2.720 trường hợp…

Báo cáo của Đoàn giám sát cũng nêu rõ, việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy ở một số cơ sở vẫn còn tính hình thức hoặc đối phó. Việc xây dựng, bố trí các điều kiện chữa cháy (giao thông, nguồn nước, phương tiện...) chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu chữa cháy. Nhiều vụ cháy do nhiều lý do không được dập tắt kịp thời đã bùng phát thành cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; công tác phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng PCCC chưa thực sự chặt chẽ.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt nhấn mạnh, Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đề xuất chủ trương xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại; chỉ đạo rà soát, xây dựng, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến PCCC; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan đến PCCC; ưu tiên bố trí nguồn lực, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị; chỉ đạo bố trí ngân sách PCCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đẩy mạnh công tác xã hội hóa PCCC; tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, hợp tác quốc tế về PCCC; có chính sách phù hợp khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở PCCC, nghiên cứu, sản xuất phương tiện, thiết bị PCCC, tham gia hoạt động PCCC…

Thảo luận tại Hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đã đến lúc nhìn thẳng vào thực trạng phòng, chống cháy nổ hiện nay để thấy những lỗ hổng cần phải truy trách nhiệm, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Có sự chồng chéo, bấp cật, thiếu thống nhất, sự lạc hậu của các quy định pháp luật. Phải nhìn thẳng vào các tồn tại, bịt ngay lỗ hổng trong công tác xây dựng lập pháp, hướng dẫn triển khai thực hiện, giám sát thực hiện. Hơn hết là hãy dừng đổ lỗi để truy xét trách nhiệm rõ hơn, nhận trách nhiệm nghiêm túc hơn, từ đó tìm giải pháp phù hợp hơn…

Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cho rằng, không chỉ có vấn đề tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng còn hạn chế, yếu kém mà một vấn đề rất quan trọng là bảo đảm thực thi pháp luật PCCC đang đặt ra nhiều thách thức cần phải chấn chỉnh...

Chiều ngày 12/11, Quốc hội đã biểu quyết Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 với 93,37% đại biểu Quốc hội tán thành. Theo đó, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định (đối tượng do NSNN bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Bổ sung 77.490 triệu đồng từ nguồn viện trợ của Chính phủ Cộng hòa Ai-len cho các tỉnh: Hà Giang; Hòa Bình; Quảng Trị; Kon Tum, Trà Vinh để đầu tư cho Dự án hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135…


Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...