Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Tăng cường sự tiếp cận đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS

Hoàng Thanh-Thanh Huyền - 17:56, 23/10/2020

Ngày 23/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu kết luận phiên họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu kết luận phiên họp

Thay mặt cho cơ quan soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Luật HIV/AIDS ra đời năm 2006 và Việt Nam là nước thứ 2 ở châu Á được ban hành Luật này. Luật HIV/AIDS năm 2006 được đánh giá là hết sức tiến bộ với những quy định đã tạo hành lang pháp lý, thuận lợi để triển khai tất cả những hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS hết sức thành công, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việc sửa đổi Luật lần này tập trung vào một số vấn đề mang tính chuyên môn kỹ thuật và tăng sự tiếp cận đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS ở một số đối tượng sao cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học.

Trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh tán thành sự cần thiết và phạm vi sửa đổi, bổ sung dự án Luật đã được thể hiện trong Tờ trình của Chính phủ. Qua đó, nhằm thể chế quan điểm, chủ trương Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó có mục tiêu “cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS” vào năm 2030 và giải pháp “tăng cường nguồn lực trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS”; Khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới, tập trung chủ yếu vào các quy định về: mở rộng quyền tiếp cận thông tin; cụ thể hóa và tăng cường quyền tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm chi trả từ Quỹ bảo hiểm y tế đối với một số dịch vụ dành cho người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế.

Thảo luận trực tuyến về dự án Luật này, các đại biểu tán thành sự cần thiết và phạm vi sửa đổi, bổ sung dự án Luật đã được thể hiện trong Tờ trình. Đồng thời, nhấn mạnh thể chế quan điểm, chủ trương Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, trong đó có mục tiêu “cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS” vào năm 2030 và giải pháp “tăng cường nguồn lực trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS”; Khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới, tập trung chủ yếu vào các quy định về: mở rộng quyền tiếp cận thông tin; cụ thể hóa và tăng cường quyền tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm chi trả từ Quỹ bảo hiểm y tế đối với một số dịch vụ dành cho người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế…

Các đại biểu cũng cho rằng, hồ sơ dự án Luật đã đầy đủ theo quy định và đề nghị Chính phủ, Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, đánh giá đầy đủ mối quan hệ giữa các nội dung sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật với các quy định sửa đổi, bổ sung các luật khác có liên quan để bảo đảm không phát sinh bất cập, mâu thuẫn khi tổ chức thực hiện; tiếp thu, giải trình các ý kiến thẩm tra của Ủy ban và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp này.

Đại biểu Quốc hội trong phiên làm việc tại hội trường ngày 23/10.
Đại biểu Quốc hội trong phiên làm việc tại hội trường ngày 23/10.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, hồ sơ của dự thảo luật đầy đủ, được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về đối tượng có thẩm quyền thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính; cũng như cần phải bảo đảm quyền bí mật thông tin của người bị nhiễm HIV…