Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kon Tum: Vận động Nhân dân tự giác giao nộp 62 khẩu súng tự chế

Ngọc Chí - 17:33, 10/08/2023

Nhằm hạn chế các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra do vũ khí tự chế trong cộng đồng, từ năm 2022 đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác giao nộp 62 khẩu súng tự chế.

Sau khi được vận động người dân đã tự giác giao nộp súng tự chế
Sau khi được vận động người dân đã tự giác giao nộp súng tự chế

Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, cán bộ, chiến sĩ các Đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã phối hợp với chính quyền các xã biên giới và những Người có uy tín trong các thôn, làng đến từng nhà, lên nương rẫy để tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ. Qua đó, góp phần làm thay đổi thói quen trong sử dụng vũ khí tự chế để săn bắn, bảo vệ mùa màng của đồng bào DTTS. 

Nhờ cách làm thiết thực, hiệu quả, từ năm 2022 đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác giao nộp 62 khẩu súng tự chế. Trong đó, năm 2022 là 27 khẩu, từ đầu năm 2023 đến nay được 35 khẩu.

Cán bộ Đồn Biên phòng Sa Thầy lập biên bản nhận vũ khí do người dân tự giác giao nộp
Cán bộ Đồn Biên phòng Sa Thầy lập biên bản nhận vũ khí do người dân tự giác giao nộp

Tỉnh Kon Tum hiện có 13 xã biên giới, thuộc 4 huyện, gồm: Huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Ia H’Drai. Khu vực biên giới của tỉnh có dân số gần 61.600 người, gồm 25 thành phần dân tộc, trong đó DTTS chiếm hơn 77%, sinh sống ở 99 thôn, làng. 

Trong thời gian tới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum tiếp tục tuyên truyền, vận động để Nhân dân tự giác giao nộp vũ khí tự chế, tổ chức cho người dân ký cam kết không tàng trữ, sử dụng, mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh đó, hướng dẫn, hỗ trợ Nhân dân cách chăn nuôi một số gia súc, gia cầm, cách nuôi thả một số số loại cá nước ngọt, trồng và phát triển rau xanh… góp phần giải quyết nhu cầu thực phẩm, từng bước hạn chế tình trạng săn bắn động vật./.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.