Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

"Kinh tế Việt Nam ổn định trong giông bão": Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh và năng lực điều hành

PV - 18:17, 05/06/2022

Ý kiến chuyên gia đánh giá: Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh "giông bão" thời gian qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành "dĩ bất biến, ứng vạn biến", linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động. Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, thế giới bất ổn nhưng Việt Nam vẫn ổn định.

Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh "giông bão" thời gian qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành "dĩ bất biến, ứng vạn biến", linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh "giông bão" thời gian qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành "dĩ bất biến, ứng vạn biến", linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chiều ngày 5/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới".

Tại Diễn đàn, các đại biểu, chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung thảo luận, làm rõ nội hàm về nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện mới hiện nay, nhất là yêu cầu về tự chủ khoa học, công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; các tiêu chí đánh giá mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Cùng với đó, làm rõ thực trạng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua; những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của một số nước về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam.

Các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hoặc ban hành các chủ trương, chính sách, biện pháp mới để củng cố và phát huy sức mạnh nội lực của nền kinh tế, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài; đề xuất cách tiếp cận và các chính sách, giải pháp để bảo đảm giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế trong thời gian tới.

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh "giông bão" vừa qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành "dĩ bất biến, ứng vạn biến", linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động. Ảnh VGP/Nhật Bắc
PGS.TS. Trần Đình Thiên: Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh "giông bão" vừa qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành "dĩ bất biến, ứng vạn biến", linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành "dĩ bất biến, ứng vạn biến"

PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, thế giới đang trải qua một giai đoạn đầy rủi ro, bất trắc, đang cấu trúc lại. Trong bối cảnh đó, những phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoa Kỳ về nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập thực chất, hiệu quả đã cho thấy nhiều bài học lớn.

Trước hết, ông Trần Đình Thiên nhắc tới bài học về toàn cầu hóa, liên kết để cùng tồn tại, như phát biểu của Thủ tướng là không quốc gia nào còn an toàn khi quốc gia khác còn phải chống dịch, không người dân nào an toàn khi có người khác còn nhiễm bệnh.

Cùng với đó là bài học về "luật chơi", không thể "một mình một chợ" hay tự cô lập trong thế giới toàn cầu hóa; bài học "lợi thế đi sau", tích cực triển khai kinh tế số và công nghệ cao, chuyển đổi số; bài học chuẩn bị năng lực đón đầu xu thế di chuyển các chuỗi sản xuất.

Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh "giông bão" vừa qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành "dĩ bất biến, ứng vạn biến", linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động.

Điển hình, PGS.TS .Trần Đình Thiên nhắc tới việc đích thân Thủ tướng đi vào các tâm dịch, các trung tâm kinh tế lớn để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh khó khăn. Việc chống dịch nhưng không làm đứt chuỗi nền kinh tế thị trường và mở cửa; tránh phương thức quản lý mệnh lệnh hành chính và cơ chế xin – cho…

Việt Nam chưa mạnh nhưng có tầm nhìn, khát vọng, năng lực chớp thời cơ, có nền tảng tốt cho phát triển

Vị chuyên gia kinh tế cũng đánh giá chương trình phục hồi và phát triển mà Chính phủ đang triển khai không chỉ có ý nghĩa sau đại dịch mà còn trong thời điểm Việt Nam có thể tận dụng thời cơ để bứt lên.

Việt Nam chưa mạnh nhưng có tầm nhìn, khát vọng, năng lực chớp thời cơ, có nền tảng tốt cho phát triển. Nền kinh tế có đà, có thế, có khát vọng để vươn dậy.

"Hoàn cảnh không bình thường thì tư duy và giải pháp phải khác thường", vị chuyên gia kinh tế nói. Khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu cũng là cơ hội để Việt Nam thực hiện cuộc chuyển đổi mạnh mẽ về phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng.

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải giải quyết những lo ngại về lạm phát đồng thời với việc bảo đảm tín dụng cho nền kinh tế; thúc đẩy giải ngân hiệu quả đầu tư công…

TS. Vũ Thành Tự Anh: Việt Nam đang giữ được trạng thái ổn định trong một thế giới biến động, như "một vịnh tránh bão trong cơn biển động". Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, thế giới bất ổn nhưng Việt Nam vẫn ổn định. Ảnh VGP/Nhật Bắc
TS. Vũ Thành Tự Anh: Việt Nam đang giữ được trạng thái ổn định trong một thế giới biến động, như "một vịnh tránh bão trong cơn biển động". Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, thế giới bất ổn nhưng Việt Nam vẫn ổn định. Ảnh VGP/Nhật Bắc

"Việt Nam như vịnh tránh bão trong cơn biển động"

TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý (Đại học Fulbright) nhận định, kinh tế Việt Nam đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức, bên cạnh rất nhiều cơ hội.

Ông đặc biệt nhấn mạnh việc Việt Nam đang giữ được trạng thái ổn định trong một thế giới biến động, như "một vịnh tránh bão trong cơn biển động".

"Chúng ta mở cửa mà vẫn giữ được trạng thái này và phải khen ngợi các bộ, ngành quản lý vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh. Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, thế giới bất ổn nhưng Việt Nam vẫn ổn định, kể cả những cuộc khủng hoảng năm 1997-1998 và 2008-2009", ông Vũ Thành Tự Anh nói. Vị chuyên gia nói thêm, Việt Nam có cơ hội lớn để thu hút các khoản đầu tư đang chuyển dịch.

Việt Nam đang có vị trí rất tốt, tương lai tươi sáng

Ông Yoshiki Takeuchi, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá nhờ các chính sách quản lý dịch bệnh rất linh hoạt, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới đã duy trì được tăng trưởng dương năm 2020.

Năm 2021, do biến chủng mới Delta lây lan rất nhanh, Việt Nam đã buộc phải áp dụng các biện hành chính nghiêm khắc và sau đó chuyển hướng kịp thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, nhờ chương trình tiêm chủng hết sức hiệu quả và thành công.

Nhắc tới những rủi ro của kinh tế Việt Nam do tác động từ tình hình thế giới, trong khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn, ông Yoshiki Takeuchi khẳng định OECD sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam quản trị các rủi ro này.

Đánh giá Việt Nam đang tích cực và cơ bản thực hiện hiệu quả các khuyến nghị quản lý rủi ro của OECD, Phó Tổng Thư ký OECD đề cập một số vấn đề như cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách… để Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng kiên cường và bền vững hơn nữa trong thời gian tới. 

Ông Andrew Jeffries: Việt Nam đang có vị trí rất tốt, tương lai tươi sáng. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ông Andrew Jeffries: Việt Nam đang có vị trí rất tốt, tương lai tươi sáng. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định Việt Nam đang có vị trí rất tốt, tương lai tươi sáng, với các chiến lược, mục tiêu, chính sách tốt đã có và việc thực thi là vấn đề mấu chốt.

Trong đó, Giám đốc ADB tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì nợ công ở mức quản lý được và chính sách tài khóa phù hợp để đề phòng các bất trắc có thể xảy ra.