Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

BĐT - 15:19, 25/12/2021

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 2193/QĐ-TTg ngày 24/12/2021 kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ.

Trưởng Ban Chỉ đạo là Thủ tướng Chính phủ. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Thường trực); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo của một số bộ, ngành.

Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng các cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Chính phủ; cho ý kiến về chương trình, kế hoạch cải cách hành chính dài hạn và hằng năm do Bộ Nội vụ trình Chính phủ.

Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, xem xét nội dung các đề án, dự án quan trọng về cải cách hành chính của Chính phủ, các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có nội dung chủ yếu liên quan đến cải cách hành chính trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.