Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kiên Giang: Triển khai tiêm vaccine phòng Covid -19 cho người dân ở đảo Phú Quốc

N. Tâm - 09:37, 14/07/2021

Sáng ngày 14/7, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: UBND tỉnh vừa ban hành công văn hỏa tốc về kế hoạch thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 cho Nhân dân TP. Phú Quốc.

Sàng lọc trước khi tiêm vaccine Covid -19 tại Kiên Giang
Sàng lọc trước khi tiêm vaccine Covid -19 tại Kiên Giang

Theo đó, ngày 15/7, ngay sau khi tiếp nhận vaccine, tỉnh Kiên Giang sẽ tiến hành triển khai tiêm ngay mũi vaccine đợt 1. Theo kế hoạch, mũi tiêm đợt 2 sẽ được triển khai vào ngày 1/9/2021.

Được biết, trong chiến dịch vaccine toàn dân lần này, Kiên Giang ưu tiên cho lực lượng độ tuổi lao động đang sinh sống trên địa bàn TP. Phú Quốc với trên 127 ngàn người, bao gồm 2 nhóm đối tượng: người dân thường trú (108.596) và người tạm trú (hơn 19.000), phấn đấu đạt mục tiêu đạt 95% người dân trên đảo Phú Quốc được tiêm đủ 2 mũi để cuối năm 2021 tổ chức đón khách du lịch trở lại.

Theo thống kê của UBND TP. Phú Quốc, toàn thành phố có trên 150 ngàn người thường trú và trên 19 ngàn người tạm trú. Để hoàn thành chiến dịch vaccine toàn dân cho TP. Phú Quốc cần 40 đội tiêm với nguồn nhân lực dự kiến khoảng 150 người, bao gồm các khâu: sát khuẩn, tiếp nhận, khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sức khỏe, xử lý sau tiêm... Vì vậy, bên cạnh việc huy động tổng lực các nguồn lực y tế dân sự trên địa bàn, kể cả các phòng khám, cơ sở y tế tư nhân, Phú Quốc kiến nghị điều động y bác sĩ tại các đơn vị Cảnh sát Biển 4, Hải quân Vùng V, Lữ đoàn 950... Dự kiến mỗi đợt tiêm diễn ra từ 10-15 ngày.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.