Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc X’tiêng sóc Bom Bo: Xuống cấp nghiêm trọng

PV - 08:55, 13/12/2018

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc X’tiêng Sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) được khởi công xây dựng từ năm 2011. Dự án do Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích 113,4ha, trong đó có 70ha vùng lõi; 43,04ha vùng đệm với dự toán ban đầu công trình khoảng 289 tỷ đồng.

Hai căn nhà dài truyền thống, mái được lợp bằng tranh đã mục nát. Hai căn nhà dài truyền thống, mái được lợp bằng tranh đã mục nát.

Đến tháng 10/2015, dự án khánh thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động. Đây là công trình có ý nghĩa bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc X’tiêng nói chung và đồng bào sinh sống ở sóc Bom Bo tại huyện Bù Đăng nói riêng. Đây cũng là điểm du lịch lịch sử có giá trị giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ. Đến nay, công trình dự án cơ bản đã hoàn thanh tất cả các hạng mục và thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan.

Khu vực này, trước đây có 9 bức tượng, nhưng nay chỉ còn sót lại 4 bức tượng người. Khu vực này, trước đây có 9 bức tượng, nhưng nay chỉ còn sót lại 4 bức tượng người.

Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều hạng mục đã xuống cấp và hư hại nặng. Theo ý kiến của những người dân sống sung quanh khu bảo tồn, nguyên nhân dẫn đến các hạng mục bị hư hỏng, là do ý thức của một số người dân nhất là thanh thiếu niên trong việc giữ gìn, dẫn đến việc đập phá, bẻ gẫy hiện vật.

Một bức tượng bị mất tay gây phản cảm. Một bức tượng bị mất tay gây phản cảm.
Cột cổng bị bong tróc nghiêm trọng. Cột cổng bị bong tróc nghiêm trọng.

Nguyên nhân thứ hai là, do tác động của thời gian, dẫn đến các hạng mục xuống cấp, nhưng không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Một số hình ảnh được phóng viên ghi nhận vào tháng 12/2018. Thực trạng này cần được địa phương, các cơ quan chuyên ngành quan tâm có giải pháp khắc phục.

VĂN ĐOÀN

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...