Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Khoa học công nghệ với sự phát triển vùng DTTS, miền núi

PV - 01:23, 05/11/2018

Đề tài khoa học “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao năng lực vai trò của người đại biểu dân cử (ĐBDC) là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai” được tỉnh Lào Cai triển khai từ năm 2013, đã góp phần nâng cao vai trò, năng lực của ĐBDC là người DTTS trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu khoa học, các chuyên gia, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vai trò, năng lực ĐBDC, trọng tâm là nâng cao vai trò, năng lực ĐBDC là người DTTS…

Bài 4: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

Các đại biểu dân cử là người DTTS các cấp đã và đang phát huy vai trò là cầu nối giữa đồng bào các dân tộc với cấp ủy, chính quyền các cấp. Các đại biểu dân cử là người DTTS các cấp đã và đang phát huy vai trò là cầu nối giữa đồng bào các dân tộc với cấp ủy, chính quyền các cấp.

 

Chị Hồ Thị Nhung, dân tộc Giáy ở thôn Coóc Mỳ, xã Quang Kim, huyện Bát Xát tham gia HĐND xã được 2 nhiệm kỳ. Chị là một trong những người đã từng tham gia đề tài khoa học “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao năng lực, vai trò của người ĐBDC là người DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai”. Thông qua đó, chị đã có thêm kiến thức, giải pháp để hoàn thành tốt công việc của mình.

Nhận xét về thực trạng đội ngũ ĐBDC cấp cơ sở, chị Nhung thẳng thắn thừa nhận: thực tế hoạt động cho thấy, đội ngũ ĐBDC là người DTTS còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến, nhất là trong thảo luận tại Hội trường của các phiên thảo luận tại kỳ họp HĐND; một số đại biểu cấp xã trình độ chuyên môn, trình độ lý luận còn hạn chế; kỹ năng hoạt động HĐND chưa nhuần nhuyễn; việc tiếp cận thông tin còn chưa được nhiều... Những ngày đầu tham gia HĐND (nhiệm kỳ 2009-2016), chị Nhung không khỏi bỡ ngỡ nhất là về kỹ năng tuyên truyền, tiếp xúc nắm bắt tâm tư của bà con. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người ĐBDC, chị Nhung đã không ngại khó, thường xuyên bám nắm cơ sở, kịp thời tiếp nhận và phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của bà con.

Theo chị Nhung, đặc thù thôn bản vùng cao, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, nhiều vấn đề cơ sở cần được giải quyết, tháo gỡ kịp thời, vì vậy, với vai trò là đại biểu HĐND xã, chị nhiều lần trực tiếp phản ánh những kiến nghị của bà con đến với cấp ủy, chính quyền xã. Từ đó những vấn đề nảy sinh ở cơ sở được tháo gỡ kịp thời, góp phần ổn định đời sống của nhân dân.

Gần dân, sát dân giúp cho những đại biểu dân cử như chị Nhung (người ngoài cùng bên phải) kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con. Gần dân, sát dân giúp cho những đại biểu dân cử như chị Nhung (người ngoài cùng bên phải) kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con.

Hoạt động của ĐBDC mà chị Nhung thông tin cũng chính là một trong những nội dung được các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách thảo luận tại các cuộc hội thảo khi triển khai đề tài khoa học, nhằm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp thiết thực cho ĐBDC là người DTTS trong quá trình hoạt động tại cơ sở.

Ở Lào Cai, HĐND tỉnh (nhiệm kỳ 2016-2021) đã tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, về lý luận cho người ứng cử, cho đại biểu đã trúng cử, bồi dưỡng về kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND..., tăng cường các hoạt động giao lưu, thảo luận giữa các đại biểu thông qua việc tổ chức các hội nghị giao ban 2 cấp (cấp tỉnh với cấp huyện; cấp huyện với cấp xã…).

Bà Phan Thị Hà, Phó Chủ tịch thường trực HĐND xã Quang Kim cho biết: Sau khi áp dụng những giải pháp nhằm nâng cao năng lực, vai trò của ĐBDC là người DTTS, nhiều ĐBDC là người DTTS ở các thôn bản đã phát huy vai trò là cầu nối giữa người dân với cấp ủy, chính quyền địa phương, kịp thời thông tin, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của bà con với xã, từ đó để cấp ủy, chính quyền có những giải pháp tháo gỡ kịp thời. Hoạt động của đại biểu có chiều sâu hơn, thể hiện qua chất lượng các kỳ họp. Các nghị quyết kỳ hợp HĐND và các kỳ họp chuyên đề đã thực sự được đại biểu quan tâm và thảo luận một cách dân chủ. “Để kỳ họp đạt chất lượng tốt thì công tác tiếp xúc cử tri là yếu tố quan trọng”, bà Hà khẳng định.

Với một tỉnh miền núi như Lào Cai, đại biểu HĐND các cấp là người DTTS có vai trò rất quan trọng. Các đại biểu có cùng ngôn ngữ, tập quán sinh hoạt với đồng bào các dân tộc… những yếu tố này rất thuận lợi trong quá trình nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con; chuyển tải những ý kiến đó đến với cấp ủy, chính quyền các cấp để có hướng tháo gỡ, giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở. Qua đó, giảm thiểu những vấn đề phát sinh, góp phần bảo đảm an ninh trật tự thôn bản, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Ông Ngô Quyền, Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Lào Cai: Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng ĐBDC là người DTTS, trước hết sự lựa chọn người ra ứng cử đại biểu HĐND các cấp cần phải được thực hiện hết sức cẩn trọng. Phải đảm bảo về mặt cơ cấu, nhưng đồng thời phải đảm bảo về chất lượng đại biểu, nghĩa là trong một cộng đồng phải chọn được những người có uy tín nhất, đồng thời những người đó cũng phải có trình độ cả về chuyên môn và lý luận. Về chính sách đãi ngộ, cần tăng cường hơn nữa chính sách đối với ĐBDC nói chung, đại biểu HĐND chuyên trách nói riêng. Chế độ đãi ngộ phải tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Chính sách đãi ngộ phải giúp cho đại biểu HĐND bảo đảm cuộc sống để họ chuyên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ đại biểu HĐND.

TRỌNG BẢO