Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Khổ đủ đường vì ô nhiễm

Hà Văn Đạo - 21:12, 24/04/2020

Nhiều tháng qua, mấy trăm hộ dân ở xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) chịu không thấu với chất thải từ Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cam Ranh. Vật nuôi đua nhau chết, người ngã bệnh và nhiều bất ổn về sức khỏe. Để giải quyết vấn nạn này, nhiều người mang đơn đi cầu cứu các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được các cấp chính quyền tỉnh Khánh Hòa xử lý.

Chất thải đọng dưới đáy sông, cửa biển màu đen kịt và hôi thối.
Chất thải đọng dưới đáy sông, cửa biển màu đen kịt và hôi thối.

Lo đổ bệnh

Từ ngày sông Suối Cạn trở thành nỗi ám ảnh, quặn thắt bởi gánh trên mình lớp chất thải đen quạnh, dòng nước liên tục đổi màu, hàng nghìn người dân ở Cam Thịnh Đông chỉ biết thở dài trong nỗi tiếc nuối vô hạn.

Ông Cao Đỗ Văn ở thôn Hòa Diêm, xã Cam Thịnh Đông ngậm ngùi: Đây là con sông quan trọng, nó nối liền với cửa biển của TP. Cam Ranh, cung cấp nước cho mấy trăm hộ dân sinh sống và nuôi trồng thủy hải sản. Vậy mà, mấy năm nay, chất thải từ Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cam Ranh (Công ty Thủy sản Cam Ranh) đưa thẳng ra, mỗi khi thủy triều dâng lên, nước chảy vào đầm, đìa và các khu dân cư. Có hôm tôm cá chết trắng sông. Người già và trẻ em phải đeo khẩu trang, ốc, cá cũng không sống nổi.

Sống gần trọn đời bên sông Suối Cạn, ông Nguyễn Văn T. bức xúc: “Trở trời hay nước dâng lên là thở không được, thuê nhà nơi khác thì không đủ tiền mà đi tá túc người quen mãi cũng ngại nên phải bám trụ. Trẻ nhỏ ở đây bệnh suốt, có đứa thở khò khè mãi không khỏi”.

Rạc người ôm đơn đi kêu các cơ quan chức năng, ngày 20/3 vừa qua, trước sự chứng kiến của UBND xã Cam Thịnh Đông, Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP. Cam Ranh, gần trăm người dân thôn Hiệp Thanh và Hiệp Mỹ như tàu lá héo, nhưng giữa trưa nắng vẫn phăm phăm lội xuống sông và cửa biển Cam Ranh múc lên những xô bùn đen kịt và giãi bày những bức xúc. Ông Cao Đỗ Văn chua xót trình bày với đoàn cán bộ rằng: Cả lớp bùn ở đáy sông và cửa biển giờ thành lớp chất thải dày rồi. Biết lội xuống về sẽ ghẻ ngứa, nhưng cũng phải lội để thấy mức độ ô nhiễm đã tích tụ đến mức nào. Công ty sản xuất quy mô lớn thế thì lượng thải ra không đo đếm được.

Thấy vật nuôi chết, vừa làm thuê đắp đổi qua ngày, ông Văn đã đi “mật phục” hệ thống xả thải của Công ty Thủy sản Cam Ranh. Theo trình bày và chỉ dẫn trực tiếp tại hiện trường của ông Văn với đại diện các cơ quan chức năng, thì chất thải không được xử lý gì hết, xả thẳng ra sông, biển vào ban đêm hoặc khi trời mưa.

Hy vọng được cải thiện

Ngước nhìn cảnh đầm cá, đìa tôm cạnh nhà xác xơ, hoang tàn, ông Cao Đỗ Văn và hàng chục hộ dân ngao ngán: “Cha tôi là ông Cao Văn Hồng trước lúc sức yếu, nhiều năm cũng đi khẩn cầu các cấp ở tỉnh Khánh Hòa nên cứu sông, cứu biển nhưng chưa được đáp ứng. Giờ đến lượt tôi, không biết hy vọng rồi có thành thất vọng. Có tháng không thiết làm gì cả, chỉ ra cửa biển xem mỗi ngày bị gánh bao nhiều chất thải thôi. Ai cũng im lặng thì tương lai sẽ ra sao?”.

Vừa khuyên người dân hãy giữ nghề truyền thống nhưng ông Nguyễn Hồng Anh, một chủ trại nuôi thủy sản lớn ở xã Cam Thịnh Đông bề bộn nỗi lo âu và chia sẻ: “Xót lắm! Hệ lụy trước mắt thì đã thấy rõ, rồi còn về lâu dài nữa, cứ đà này thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Lúc thủy triều dâng cao, nước biển chuyển thành màu đen như mực vậy! Hy vọng việc đại diện UBND xã và Phòng TN&MT TP. Cam Ranh đã trực tiếp chứng kiến cùng các hộ dân trong ngày 20/3 rồi thì sẽ có báo cáo lên cấp trên, để người dân bớt khổ”.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).