Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

PV - 09:39, 22/04/2019

Sáng 19/4, tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Ban Quản lý Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Bản hòa âm sắc màu”. Ngày hội diễn ra từ ngày 19- 21/4.

Các tiết mục văn nghệ tại Lễ Khai mạc. Các tiết mục văn nghệ tại Lễ Khai mạc.

Phát biểu tại Lễ Khai mạc, ông Phạm Văn Quyến, Phó Ban Quản lý Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam nhấn mạnh: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam là dịp quan trọng để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau hòa mình trong các lễ hội truyền thống, những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của cộng đồng mình, qua đó giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc anh em, thực hiện mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn trọng chia sẻ giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nhau tạo dựng, thổi hồn, lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc tại “Ngôi nhà chung”.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2019 tiếp tục nhận được sự tham gia phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt có sự góp mặt của gần 200 người thuộc 15 cộng đồng dân tộc tới từ 13 tỉnh đại diện cho các dân tộc, vùng miền, trong đó: 35 người dân tộc X’tiêng tỉnh Bình Phước, 20 người dân tộc Ê Đê, tỉnh Đăk Lăk; 12 người dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, 02 người dân tộc Mông tỉnh Hà Giang, các dân tộc đang hoạt động tại Làng: dân tộc Dao (TP. Hà Nội), Tày (Thái Nguyên), Mường (Hòa Bình), Khơ-mú (Điện Biên), Thái (Sơn La), Mông (Hà Giang), Ba Na (Gia Lai), Xơ-đăng (Kon Tum), Ê-đê (Đăk Lăk), Khmer (Sóc Trăng), Raglai (Ninh Thuận), Tà Ôi, Cơ-tu (Thừa Thiên-Huế).

Với Chủ đề “ Bản hòa âm sắc màu”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2019 cho thấy, mỗi dân tộc đều có một màu sắc riêng, những hợp âm đa sắc màu tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam tại “Ngôi nhà chung” góp phần phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam vừa thể hiện nét riêng từng dân tộc, vừa khẳng định sự đa dạng, thống nhất của bản sắc văn hóa Việt Nam.

Trong khuôn khổ diễn ra ngày Ngày hội, còn có nhiều hoạt động khác như: Hội nghị các già làng, trưởng bản những Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Việt Nam; giao lưu văn hóa “Nhịp chày trên sóc Bom Bo”; trưng bày giới thiệu hơn 50 bức ảnh về các hoạt động tiêu biểu Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam; tái hiện lễ hội cúng cơm của dân tộc X’tiêng; giới thiệu, xúc tiến sản phẩm du lịch của Làng với các công ty lữ hành…

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...