Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hưng Yên: Đón bằng công nhận di tích quốc gia Khu lưu niệm đồng chí Tô Hiệu

Lam Anh (t/h) - 10:34, 07/03/2022

Chiều 6/3, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hưng Yên long trọng tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 - 2022); đồng thời đón Bằng công nhận di tích quốc gia Khu lưu niệm đồng chí Tô Hiệu.


Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia Khu lưu niệm Tô Hiệu
Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia Khu lưu niệm Tô Hiệu

Tới dự có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo tỉnh Sơn La và thành phố Hải Phòng.

Tại buổi lễ, các đại biểu dành phút tưởng niệm, dâng hương bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tới công lao to lớn của đồng chí Tô Hiệu, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Hưng Yên.

Ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Tô Hiệu, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa nêu rõ: Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ (Văn Giang). Đồng chí tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi.

Năm 1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 4 năm tù, đầy đi Côn Đảo. Mãn hạn tù, đồng chí bị thực dân Pháp quản thúc tại làng Xuân Cầu. Tuy nhiên, đồng chí vẫn tham gia lãnh đạo phong trào mặt trận Đông Dương, được bầu làm Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ.

Thời kỳ 1936 -1939, đồng chí Tô Hiệu tham gia chỉ đạo phong trào ở Hà Nội và một số tỉnh, đặc trách Bí thư liên khu B gồm các tỉnh duyên hải Bắc Bộ, Hải Dương và Hưng Yên, kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Cuối năm 1939, đồng chí bị địch bắt lần 2, đầu năm 1940 bị đầy lên Sơn La.

Trước sự tra tấn dã man của địch, mặc dù bị lao phổi nặng, nhưng với cương vị là Bí thư Chi bộ nhà tù, đồng chí hăng hái tham gia lãnh đạo anh em trong tù đấu tranh, giữ vững khí tiết cách mạng; đồng thời biến nhà tù thành trường học, đào tạo được nhiều cán bộ cốt cán cho Đảng, cho cách mạng. Ngày 7/3/1944, đồng chí hy sinh khi mới 32 tuổi.

Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Tô Hiệu mãi ghi vào trang sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc, là tấm gương sáng chói về tinh thần phấn đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, vì lý tưởng cách mạng cao đẹp cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước. Với 32 tuổi, 18 năm hoạt động cách mạng, dù 2 lần bị địch bắt tù đày, nhưng đồng chí Tô Hiệu vẫn bất khuất kiên cường, "Tinh thần Tô Hiệu" được coi là biểu tượng của ý chí cách mạng, của niềm tin chiến thắng.

Kế thừa, phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, để tưởng nhớ những công lao to lớn của đồng chí Tô Hiệu với quê hương, trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình được mang tên Tô Hiệu, trong đó có Nhà tưởng niệm liệt sỹ Tô Hiệu được tỉnh Hưng Yên, cùng gia tộc họ Tô thôn Xuân Cầu thi công năm 2000 trong khuôn viên rộng hơn 700 m2 của gia đình đồng chí Tô Hiệu.

Hơn 20 năm qua, Khu lưu niệm Tô Hiệu trở thành địa chỉ lịch sử, văn hóa, tâm linh đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân và du khách thập phương về thăm quan, tưởng nhớ. Nơi đây đã trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Với những giá trị quý báu đó, Khu lưu niệm đồng chí Tô Hiệu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3080/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2020.

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...