Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hơn 860 ngàn tấn hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái

Mỹ Dung - 23:07, 15/07/2023

Hết 6 tháng đầu năm, hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh có nhiều bứt phá vượt bậc với tổng kim ngạch đạt 1,7 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước đạt 720 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.

Hoạt động xuất nhập khẩu qua lối mở cầu phao Km 3+4
Hoạt động xuất nhập khẩu qua lối mở cầu phao Km 3+4

Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), xuất nhập cảnh tại Móng Cái sôi động ngay từ đầu năm 2023 khi cặp Cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) được khôi phục trở lại bình thường. Tính tới hết ngày 13/7, tổng trọng lượng hàng hóa XNK đạt khoảng gần 870.000 tấn, tăng 153% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hàng hóa xuất khẩu nhiều nhất tại Lối mở Km 3+4 Hải Yên với hơn 426.000 tấn hàng, chủ yếu là hàng nông sản, thủy sản đông lạnh, hoa quả, với khoảng 139 phương tiện xuất khẩu mỗi ngày.

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm, gần 750 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong đó có 300 doanh nghiệp mới tới  Tp. Móng Cái đặt chi nhánh và thực hiện các thủ tục thông quan.

Để có được kết quả này, Tp. Móng Cái, Việt Nam cũng chủ động đàm phán, hội đàm với Chính quyền thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) kịp thời thống nhất các giải pháp điều chỉnh, triển khai linh hoạt một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới phù hợp với chính sách nới lỏng phòng chống dịch bệnh của 2 nước.

Ông Nguyễn Ngọc Thư - Phó Trưởng ban Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái chia sẻ: "Chính sách chiêu thương của Tp. Móng Cái đang có tín hiệu tích cực. Thời gian tới sẽ có thêm các đối tác Trung Quốc sang khai thác các nông sản tại Cần Thơ và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chọn Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái để xuất khẩu”.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.