Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hơn 6.800 người tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua

PV - 09:42, 06/10/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 6/10/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 236.530.814 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 4.830.022 ca tử vong và 213.617.434 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 373.566 ca mắc và 6.855 ca tử vong mới vì đại dịch.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 44.764.851 ca nhiễm COVID-19, trong đó 724.489 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Mỹ (80.890 ca), Anh (33.869 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (29.802 ca); Nga (25.110 ca); Brazil (20.528 ca); Ấn Độ (19.380 ca);… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (1.572 ca); Nga (895 ca); Brazil (644 ca); Ukraine (317 ca); Mexico (303 ca); Ấn Độ (285 ca);…

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 59.641.539 ca mắc COVID-19, trong đó 1.233.415 ca tử vong. Hết ngày 5/10, châu lục này ghi nhận đã có thêm 137.399 ca nhiễm mới và 2.414 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 33.869 ca. Quốc gia này hiện nay cũng đang dẫn đầu châu Âu về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tính đến nay, Anh ghi nhận có 7.967.985 ca nhiễm và 137.152 ca tử vong vì COVID-19. Nga ghi nhận số ca lây nhiễm mới nhiều thứ 2 trong khu vực, với 25.110 ca. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Nga lại là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất vì COVID-19 tại châu lục, với 895 ca. Các quốc gia Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Đức… lần lượt xếp sau Anh và Nga về mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 76.496.640 ca nhiễm và 1.130.742 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 113.575 ca mắc và 1.447 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 73.210.668 ca được điều trị khỏi; 2.155.230 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 31.778 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 5/10, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 19.380 ca mắc mới và 285 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là
33.870.385 ca và 449.568 ca. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ Ấn Độ đã kêu gọi chính quyền các bang cần tiếp tục chương trình tiêm chủng vaccine với trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho các nhóm tuổi đủ điều kiện và ưu tiên tiêm mũi thứ 2 cho những người đủ điều kiện.

Trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục cũng như trên toàn thế giới. Nước này có thêm 29.802 ca nhiễm mới và 228 ca tử vong vì dịch bệnh trong ngày 5/10. Tính đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận có 7.296.879 ca nhiễm COVID-19 và 65.137 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 53.809.099 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.091.781 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama,… Hiện, Mexico là quốc gia đứng thứ 2 sau Mỹ về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu lục. Quốc gia này cũng là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh trong ngày. Trong 24 giờ qua, Mexico ghi nhận 303 ca tử vong, trong đó 2.282 ca mắc mới COVID-19.

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 37.915.869 ca, trong đó 1.157.959 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 21.499.074 ca nhiễm, trong đó 598.829 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.424.983 ca nhiễm, trong đó 213.062 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.907.619 ca nhiễm COVID-19, trong đó 87.922 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 241.963 ca nhiễm COVID-19, trong đó 3.048 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 4 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (2.389 ca), Papua New Guinea (333 ca), New Caledonia (364 ca) và New Zealand (26 ca).

Khu vực Đông Nam Á đến nay ghi nhận tổng cộng 12.338.855 ca mắc COVID-19, trong đó 262.210 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, ASEAN có thêm 33.145 ca mắc COVID-19 và 392 ca tử vong vì dịch bệnh.

Với 9.869 ca nhiễm trong ngày 5/10, Thái Lan đứng đầu khu vực về ca mắc mới. Tổng ca bệnh ở nước này đã lên tới 1.657.231 ca, bao gồm 17.203 ca tử vong. Philippines đứng thứ hai với 9.055 ca nhiễm, nâng tổng ca bệnh lên 2.613.070 trường hợp, bao gồm 38.828 ca tử vong. Malaysia cùng ngày ghi nhận 8.069 ca nhiễm mới, nâng tổng trường hợp mắc COVID-19 lên 2.285.640. Indonesia chỉ ghi nhận 1.404 ca nhiễm trong ngày, nhưng nước này vẫn dẫn đầu khu vực về ca bệnh với 4.221.610 trường hợp và 142.338 ca tử vong.

Hãng dược phẩm Johnson & Johnson thông báo đã gửi dữ liệu lên Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp mũi tiêm tăng cường vaccine COVID-19 đối với người từ 18 tuổi trở lên. (Ảnh: AP)
Hãng dược phẩm Johnson & Johnson thông báo đã gửi dữ liệu lên Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp mũi tiêm tăng cường vaccine COVID-19 đối với người từ 18 tuổi trở lên. (Ảnh: AP)

Liên quan đến chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19, ngày 5/10, hãng dược phẩm Johnson & Johnson của Mỹ thông báo đã gửi dữ liệu lên Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp mũi tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 của hãng này đối với người từ 18 tuổi trở lên. Vaccine phòng COVID-19 của Johnson & Johnson là loại vaccine 1 mũi duy nhất.

Một số quốc gia trên thế giới, gồm cả Mỹ, đã triển khai tiêm mũi tiêm tăng cường cho những đối tượng có nguy cơ cao bất chấp việc các nhà khoa học vẫn bị chia rẽ về hiệu quả cũng như sự cần thiết của việc tiêm mũi tăng cường này.

Động thái trên được đưa ra sau khi FDA thông báo sẽ tiến hành họp ban cố vấn vào ngày 15/10 nhằm thảo luận về việc có cấp phép sử dụng khẩn cấp cho mũi tiêm tăng cường vaccine của hãng Johnson & Johnson hay không.

Trước đó, hãng Johnson & Johnson thông báo việc tiêm hai liều vaccine Janssen ngừa COVID-19 của hãng có thể đem lại hiệu quả 94% bảo vệ bệnh nhân khỏi các triệu chứng nặng của bệnh, tương đương với mức độ hiệu quả của vaccine của các hãng Moderna và Pfizer/BioNTech. Theo Johnson & Johnson, việc tiêm liều bổ sung cho loại vaccine một liều duy nhất này của hãng giúp tăng miễn dịch, bảo vệ mạnh mẽ khỏi nguy cơ lây nhiễm virus./.