Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hơn 166,9 triệu người mắc COVID-19 trên thế giới, nhiều nước Đông Nam Á có lượng lớn ca mắc biến thể từ Ấn Độ

PV - 12:00, 23/05/2021

Đến sáng 23/5, thế giới có trên 166,9 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 3,46 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Hơn 166,9 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)
Hơn 166,9 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch  COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 33,8 triệu ca mắc và hơn 603.800 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 16.900 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 22/5, nước này ghi nhận hơn 243.700 ca mắc mới COVID-19 và trên trường hợp 299.200 tử vong. Đến nay, tổng cộng trên 26,5 người đã mắc COVID-19 tại quốc gia này.

Trong 24 giờ qua, Brazil ghi nhận trên ca mắc COVID-19. Đến nay, hơn bệnh nhân COVID-19 đã không qua khỏi trong tổng số trên triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Đức đã đưa Anh vào danh sách khu vực bùng phát biến thể, theo đó yêu cầu những người đến từ Anh phải cách ly trong vòng 2 tuần sau khi nhập cảnh vào Đức. Quyết định có hiệu lực từ 22h ngày 22/5, áp dụng với mọi hành khách đến từ Anh, kể cả những người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus, người đã được tiêm đầy đủ vaccine và người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tại Ấn Độ đang gia tăng tại Anh. Bộ Y tế Đức nhấn mạnh ưu tiên ngăn chặn nguy cơ biến thể này xâm nhập và lây lan trong nước Đức. Đến nay, Đức ghi nhận trên 3,6 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 87.900 trường hợp thiệt mạng.

Đức yêu cầu người đến từ Anh phải cách ly 2 tuần. (Ảnh: AP)
Đức yêu cầu người đến từ Anh phải cách ly 2 tuần. (Ảnh: AP)

Trung tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 của Thái Lan (CCSA) tiếp tục gia hạn việc đóng cửa các trường học tại 4 tỉnh thuộc diện kiểm soát tối đa và nghiêm ngặt, bao gồm cả thủ đô Bangkok, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Bộ Giáo dục Thái Lan dự kiến sẽ bắt đầu năm học mới từ ngày 14/6, nhưng người phát ngôn Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 khẳng định, các trường học tại 4 tỉnh thuộc diện kiểm soát tối đa sẽ không mở cửa trở lại. Các lớp học sẽ được thực hiện theo hình thức trực tuyến và trên các kênh truyền hình giáo dục. Đối với 17 tỉnh thuộc vùng có mức độ kiểm soát thấp hơn một bậc, ban giám hiệu các trường học phải xin phép Ủy ban về bệnh truyền nhiễm của tỉnh để mở cửa trở lại. Các tỉnh còn lại đã có thể mở cửa các trường học, tuy nhiên không được phép tổ chức bất kỳ hoạt động nào có sự tham gia của hơn 50 người.

Thái Lan đã phát hiện 36 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể virus SARS-COV-2 từ Ấn Độ. Toàn bộ các ca nhiễm này đều được phát hiện tại một khu trại dành cho công nhân xây dựng ở thủ đô Bangkok. Trong đó, có 21 người Thái Lan, 10 người Myanmar và 5 người Campuchia. Cùng ngày, Thái Lan cũng đã gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc đến ngày 31/7 tới.

Để ứng phó tình hình hiện nay, Thái Lan dự kiến sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng quốc gia vào ngày 7/6, cả người nước ngoài cũng được đăng ký. Tổng cộng trên 126.100 người tại Thái Lan đã nhiễm virus SARS-CoV-2, bao gồm 759 ca tử vong.

Malaysia quyết định thắt chặt hơn nữa việc thực hiện lệnh hạn chế di chuyển lần thứ 3 đang được áp đặt từ ngày 12/5 đến ngày 7/6 với những biện pháp hạn chế bổ sung đối với nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội. Đồng thời, nước này cũng sẽ áp đặt nghiêm lệnh cấm đi lại liên bang và liên quận, hạn chế các hoạt động xã hội, thể thao và giải trí cũng như những hội nghị và hội thảo diễn ra trực tiếp. Các phương tiện giao thông công cộng chỉ được phép hoạt động với 50% sức chứa hành khách và tần suất hoạt động cũng sẽ giảm. Bên cạnh đó, các trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích, trạm xăng chỉ được hoạt động từ 8h đến 20h so với khung giờ từ 6h đến 22h như trước đây.

Hệ thống cảnh báo sớm nhận diện điểm nóng sẽ tiếp tục hoạt động và các vị trí được xác định có nguy cơ cao sẽ bị đóng cửa ngay lập tức. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại Malaysia liên tục vượt mốc 6.000 ca/ngày trong 3 ngày qua và số người tử vong do dịch bệnh này cũng liên tục tăng lên mức kỷ lục mới, tới 50 người/ngày. Hiện Malaysia xác nhận trên 505.100 người nhiễm COVID-19 và gần 2.200 bệnh nhân không qua khỏi.

Trong khi đó, thủ đô Phnom Penh, Campuchia quyết định sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm buổi tối bắt đầu từ ngày 22/5 tại các "khu vực vàng". Theo đó, lệnh cấm bán đồ uống có cồn từ 20h đến 5h sáng hôm sau được dỡ bỏ, các hoạt động kinh doanh gồm phục vụ cà phê, nhà hàng và chợ có thể cho phép khách được ngồi và ăn uống bình thường nhưng phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch. Khách hàng phải đeo khẩu trang phòng dịch, đo thân nhiệt và tuân thủ những biện pháp phòng dịch khác. Tuy nhiên, một số hoạt động kinh doanh không thiết yếu khác vẫn đóng cửa cho tới khi có thông báo mới.

Campuchia sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm buổi tối tại các "khu vực vàng". (Ảnh: AP)
Campuchia sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm buổi tối tại các "khu vực vàng". (Ảnh: AP)

Bộ Y tế Lào cho biết, ngày 22/5, nước này ghi nhận 19 ca nhiễm mới, trong đó 10 trường hợp lây nhiễm cộng đồng và 9 người nhập cảnh được cách ly ngay. Đại diện Bộ Y tế Lào cho biết, trong 9 ca lây nhiễm trong cộng đồng ở thủ đô Vientiane, có 7 trường hợp là người trong một gia đình, đồng thời cảnh báo về tình trạng số ca F0 không thể truy dấu ngày càng tăng trong tuần qua. Đại diện Bộ Y tế Lào cũng cho biết, dịch bệnh đã lây lan ra cộng đồng tại thủ đô Vientiane. Do vậy, người dân phải tăng cường cảnh giác, tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh; nếu không có việc cấp thiết không nên rời khỏi nhà; nếu có các triệu chứng mắc bệnh COVID-19 không nên tự mua thuốc điều trị mà nhanh chóng đến bệnh viện để được khám chữa, đồng thời tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Đại diện Bộ Y tế Lào còn thể hiện quan ngại về biến thể được phát hiện tại Ấn Độ đã lây lan sang các nước láng giềng, đồng thời khẳng định, Lào đang có nguy cơ rất cao lây nhiễm biến thể này. Quan chức này cho biết, dù số ca nhiễm đang ghi nhận ở mức thấp, Chính phủ Lào vẫn chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để ứng phó với nguy cơ bùng phát làn sóng dịch thứ 3 tại nước này. Tính tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.782 ca bệnh, trong đó đã chữa khỏi cho 1.025 người và 2 trường hợp tử vong.

Trong khi đó, tình hình dịch COVID-19 tại Sri Lanka cũng diễn biến hết sức phức tạp. Ngày 22/5, nước này đã ghi nhận số người tử vong là 44 người, mức cao nhất trong vòng một ngày từ trước tới nay, buộc giới chức phải áp đặt lệnh hạn chế đi lại trên toàn lãnh thổ. Giới chức Sri Lanka đã yêu cầu người dân ở trong nhà, không ra ngoài nếu không thật sự cần thiết, tuân thủ các quy định về đeo khẩu trang và giãn cách. Chỉ những công nhân trong các lĩnh vực thiết yếu, nhân viên y tế, xe tải chở thực phẩm, hiệu thuốc mới được phép làm việc.

Nhật Bản đã mở rộng tình trạng khẩn cấp đối với tỉnh Okinawa. Tình trạng khẩn cấp này sẽ có hiệu lực từ ngày 23/5 đến ngày 20/6, trong đó có biện pháp cấm nhà hàng phục vụ bia, rượu. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh trong những ngày qua, tỉnh Okinawa ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao, khiến hệ thống y tế đứng trước nguy cơ bị quá tải. Hiện hơn 90% giường bệnh dành cho bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện của tỉnh này đều đã kín chỗ. Như vậy, cho đến nay, tổng cộng 10 tỉnh ở Nhật Bản thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh khẩn cấp. Trong số 9 tỉnh của Nhật Bản áp dụng tình trạng khẩn cấp trong thời gian qua, Tokyo và Osaka sẽ hết hạn vào ngày 31/5.