Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hội voi Buôn Đôn năm 2025

Lê Hường - 16:21, 12/03/2025

Hưởng ứng Lễ hội Cà phê lần thứ 9, ngày 12/3, UBND huyện Buôn Đôn tổ chức Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Tham dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái; Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 Đinh Thị Hoa và đại diện các sở, ngành.

Phó chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Y Si Thắt Ksơr phát biểu tại lễ hội
Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Y Si Thắt Ksơr phát biểu tại Lễ hội

Phát biểu tại Lễ hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Y Si Thắt Ksơr chia sẻ: Hội voi Buôn Đôn là lễ hội độc đáo chỉ có ở Đắk Lắk. Voi là biểu tượng văn hóa của đồng bào các dân tộc Buôn Đôn, với tín ngưỡng, phong tục và nghi lễ độc đáo.

Xa xưa, voi cùng bà Trưng, bà Triệu, Quang Trung đánh giặc, làm quân thù bạt vía kinh hồn. Những năm tháng kháng chiến, voi là người bạn, phương tiện tải đạn, lương thực giúp bộ đội, Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên chiến thắng các đế quốc.

Các đại biểu tham dự lễ hội
Các đại biểu tham dự Lễ hội

Ngày nay, voi tham gia các hoạt động du lịch thân thiện như cho voi ăn, làm quen và chụp hình tương tác với voi… Đây là một loại hình du lịch đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Buôn Đôn. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn liền với voi Buôn Đôn là nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch sinh thái, đồng thời nâng cao nhận thức về bảo vệ voi trong bối cảnh số lượng voi ngày càng giảm.

Hội voi Buôn Đôn năm 2025 nằm trong chương trình “Hành trình du lịch" của Lễ Hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Đây là một hoạt động thiết thực, góp phần giới thiệu những tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch sinh thái của tỉnh đến người dân và du khách. Đồng thời, tôn vinh giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, không gian văn hóa cồng chiêng, tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, xã hội nói chung và du lịch của tỉnh nói riêng. Qua đó, cũng từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển cao và bền vững, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Buôn Đôn đi dự hội
Đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Buôn Đôn đi dự hội

Hội voi năm nay có 6 con voi tham gia, trong đó có 2 con voi của Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn và 4 con voi của người dân trên địa bàn huyện. Các con voi có tuổi đời từ 39 - 53 tuổi. Các chú voi được trang điểm, làm đẹp tham gia hội. 

Một số hình ảnh tại Lễ hội

Hội voi Buôn Đôn năm 2025 3
Hội voi Buôn Đôn năm 2025 4
Hội voi Buôn Đôn năm 2025 5
Hội voi Buôn Đôn năm 2025 6
Hội voi Buôn Đôn năm 2025 7
Hội voi Buôn Đôn năm 2025 8
Hội voi Buôn Đôn năm 2025 9
Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.