Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hội thảo về xung đột dân tộc/tộc người trong khu vực và trên thế giới

PV - 09:07, 03/10/2018

Ngày 2/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển (Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Vấn đề xung đột dân tộc/tộc người trong khu vực và trên thế giới từ 1990 đến nay qua các nghiên cứu: hiện trạng và khuyến nghị đối với Việt Nam". Đồng chủ trì Hội thảo có PGS. TS Phạm Bích San, Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, Chủ nhiệm đề tài và TS. Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT). Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học, các thành viên thực hiện Đề tài.

TS. Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT phát biểu tại Hội thảo TS. Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo “Vấn đề xung đột dân tộc/tộc người trong khu vực và trên thế giới từ 1990 đến nay qua các nghiên cứu: hiện trạng và khuyến nghị đối với Việt Nam” là hoạt động nằm trong kế hoạch của Đề tài Hệ thống hóa, phân tích các nghiên cứu về xung đột dân tộc trong khu vực và trên thế giới từ năm 1990 đến nay.

Đề tài nghiên cứu với mục đích rà soát, hệ thống hóa phân tích các đề xuất, giải pháp quản lý và giải quyết vấn đề xung đột dân tộc/tộc người trong khu vực và trên thế giới từ năm 1990 đến nay qua các nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan. Từ đó lựa chọn, rút ra các bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Theo kế hoạch, Đề tài đã triển khai 8 nội dung nghiên cứu, 12 tọa đàm, 5 hội thảo tại các tỉnh, thành phố, đăng 6 bài tại các tạp chí nghiên cứu và đang hoàn thiện sách chuyên khảo.

Toàn cảnh Hội thảo Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các thành viên thực hiện đề tài đã trình bày một số chuyên đề để từ đó đưa ra những khuyến nghị cho xây dựng và triển khai chính sách của Việt Nam, đồng thời bổ sung một số nội dung để hoàn thiện Đề tài.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT đánh giá các sản phẩm của Đề tài đã thể hiện sự nghiên cứu mang tính học thuật, công phu, nghiêm túc và tiếp cận đúng hướng của các tác giả. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm đề nghị Ban Chủ nhiệm Đề tài hệ thống lại các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước theo chủ đề, nguyên nhân, mức độ tác động; phân tích sâu hơn về sự khác biệt, tôn trọng về văn hóa, sự ảnh hưởng của các quốc gia láng giềng… Từ các phát hiện chính của kết quả nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề xuất nội dung nghiên cứu mang tính gợi mở cho giai đoạn tiếp theo.

HỒNG MINH