Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hội nghị đánh giá chuyên đề thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Đắk Lắk

Lê Hường - 19:48, 25/12/2024

Ngày 25/12, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá chuyên đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn 2025 - 2030.

Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719 Nguyễn Thị Nga phát biểu tại Hội nghị
Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719 Nguyễn Thị Nga phát biểu tại Hội nghị

Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719 Nguyễn Thị Nga chủ trì Hội nghị; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự, còn có đại diện một số bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và đại diện các huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu khai mạc và định hướng chủ đề, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719 Nguyễn Thị Nga chia sẻ: Chương trình MTQG 1719 là một Chương trình xây dựng mới trên cơ sở tích hợp 118 chính sách dân tộc và triển khai lần đầu tiên trên phạm vi toàn quốc, nhằm đạt được 9 nhóm mục tiêu cụ thể và 24 chỉ tiêu chủ yếu. Chương trình tập trung hướng tới địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, giải quyết những vấn đề cấp bách, bức xúc nhất của đồng bào.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính phát biểu tại Hội nghị
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính phát biểu tại Hội nghị

Quyết tâm cao thực hiện Chương trình, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương và các bộ, ngành tích cực xây dựng và hoàn thành cơ bản hệ thống văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình. Riêng ở cấp Trung ương đã ban hành 82 văn bản liên quan đến Chương trình.

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần, kết quả giải ngân các nguồn vốn; chỉ rõ các nội dung còn chậm hoặc vướng mắc trong thực tiễn triển khai và đề ra nhiệm vụ giải pháp trọng tâm để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình thời gian tới. Đồng thời, đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II: Từ năm 2026 - 2030 với những mục tiêu tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; cơ cấu, nội dung các dự án thành phần, nguồn vốn của Chương trình; cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện Chương trình.

Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả thực hiện Chương trình

Báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II từ năm 2026 đến năm 2030 của tỉnh Đắk Lắk, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lê Ngọc Vinh cho biết: Giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn dự kiến từ ngân sách Trung ương và tỉnh giao thực hiện Chương trình MTQG 1719 là 4.022 tỷ đồng. Kế hoạch vốn đã được bố trí trong giai đoạn 2022 - 2024 là 2.609 tỷ đồng đồng.

Đến ngày 15/12/2024, Đắk Lắk đã giải ngân trên 1.467 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 56,2% kế hoạch. Kết quả đạt mục tiêu hằng năm giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS; có 2 xã khu vực II đã đạt chuẩn nông thôn mới; 65 thôn, buôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn giảm 12,5%.

Chương trình MTQG 1719 đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, 96,1% đường đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; khoảng 65,4% thôn có đường đến trung tâm được cứng hóa; 80,8% tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 99% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 100% trạm y tế được xây dựng kiên cố…

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Toàn tỉnh hiện có 79 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới; 5 xã đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 1 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 230 sản phẩm OCOP.

Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận một số nội dung về thực trạng và giải pháp phân cấp ban hành các văn bản quản lý, điều hành; cơ chế lập, phân bổ, giao vốn; nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn và huy động, lồng ghép vốn trong triển khai Chương trình; cơ chế đặc thù về đầu tư, xây dựng; quản lý và thực hiện các dự án phát triển sản xuất; hỗ trợ trực tiếp về đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề, các hoạt động y tế, giáo dục; khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh….

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.