Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hoàn thiện báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các bộ, ngành vào báo cáo nghiên cứu khả thi CTMTQG

Hoàng Quý - 11:54, 19/03/2021

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã làm việc với Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Văn phòng CTMTQG), các vụ, đơn vị thuộc UBDT về việc hoàn thiện dự thảo Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các Bộ, ban, ngành vào Báo cáo nghiên cứu khả thi CTMTQG .


Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc

Tại cuộc họp, đại diện Văn phòng CTMTQG đã thông qua dự thảo Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các Bộ, ban, ngành đối với nội dung các dự án thuộc CTMTQG. Theo đó, các nội dung được các thành viên thẩm định và Văn phòng CTMTQG xây dựng công phu, giải trình cụ thể từng vấn đề mà các Bộ, ban, ngành góp ý. Một trong số nội dung giải trình được đại biểu dự họp tập trung thảo luận, làm rõ cơ sở xác định đối tượng; cơ sở xác định định mức; nguyên tắc tiêu chí phân bổ vốn trong từng nội dung dự án của CTMTQG...

Qua các ý kiến trao đổi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đề nghị Văn phòng CTMTQG điều chỉnh nội dung, kết cấu của báo cáo cho phù hợp. Để các nội dung giải trình có sức thuyết phục, Bộ trưởng, Chủ nhiệm lưu ý Văn phòng CTMTQG cần chuẩn bị đầy đủ nội dung giải trình (những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể cùng các phụ biểu) ngắn gọn, súc tích. Bộ trưởng, Chủ nhiệm yêu cầu Văn phòng CTMTQG sớm hoàn thiện báo cáo để triển khai các bước tiếp theo đảm bảo tiến độ, hiệu quả. 

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...