Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số nâng cao năng lực xuất khẩu

Thúy Hồng - 17:51, 21/10/2022

Sáng 21/10, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (HanoiSME) tổ chức Hội nghị “Nâng cao năng lực xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ông Bùi Huy Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát biểu tại Hội nghị
Ông Bùi Huy Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát biểu tại Hội nghị

Hội nghị nằm trong chuỗi các hoạt động chuyên sâu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương mại điện tử (TMĐT) tại thị trường trong nước và xuất khẩu, ứng dụng các giải pháp công nghệ số tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp củng cố tài chính, số hóa hệ thống, mở rộng mạng lưới phân phối và dịch chuyển sang phương thức kinh doanh TMĐT.

Tại Hội nghị, cùng với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, các đối tác đã chia sẻ, giới thiệu nhiều nội dung hữu ích trong lĩnh vực TMĐT và chuyển đổi số như: Giới thiệu tổng thể các chương trình, hoạt động TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam, chia sẻ hướng dẫn kinh doanh và vận hành thành công trên sàn TMĐT quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp trên nền tảng số, các giải pháp quảng bá trên nền tảng số, mạng xã hội tích hợp các giải pháp tài chính số tiếp sức kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu qua kênh TMĐT…

Hiện nay, thị trường TMĐT ở Việt Nam được cho là thị trường rất tiềm năng, đã có những phát triển vượt trội và có tốc độ tăng trưởng liên tục cao trong khu vực. Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2022 của Cục TMĐT và Kinh tế số, trong suốt 7 năm qua, TMĐT Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16 - 30%, dự báo quy mô thị trường TMĐT bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng 20%. Chính vì vậy, việc phát triển TMĐT đối với các sản phẩm Việt, sản phẩm OCOP, sản phẩm địa phương... một cách bài bản, đúng quy trình sẽ tạo tiền đề vững chắc cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới các tiêu chuẩn xuất khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Bùi Huy Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho rằng, với quy mô các thị trường nhập khẩu nước ngoài còn nhiều dư địa, tiềm năng cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam là rất lớn, đặc biệt khi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP trở thành động lực mới của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới.

Như vậy cơ hội sẽ mở vẫn ra cho các doanh nghiệp có sản phẩm tốt, phù hợp với tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu, tận dụng được các thị trường có TMĐT phát triển mạnh để các doanh nghiệp có thể bước chân vào các thị trường khó tính, nơi tồn tại nhiều rào cản về thủ tục và chi phí. Các mô hình TMĐT xuyên biên giới khác nhau có thể là lựa chọn hiệu quả, phù hợp với hoạt động của mỗi doanh nghiệp - như đã được giới thiệu qua các Hội nghị chuyên đề trước từ các đối tác Amazon, Shopee International …

Hội nghị diễn ra trong 2 buổi sáng và chiều, với các chủ đề tập trung vào việc cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp đồng bộ để nâng cao năng lực kết nối TMĐT, ứng dụng các giải pháp công nghệ để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao kỹ năng phát triển thương hiệu ra thị trường quốc tế trên nền tảng số (digital marketing)… kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao được năng lực cạnh tranh, ứng dụng các giải pháp công nghệ số khi tham gia kênh TMĐT tại thị trường, bao gồm cả TMĐT xuyên biên giới - kênh xuất khẩu tiềm năng và là xu hướng tất yếu mà doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang hướng tới.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).