Analytic
Thứ Năm, ngày 02 tháng 01 năm 2025, 12:21:28
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hết lòng với sự nghiệp “trồng người” vùng cao

Trọng Bảo - 17:27, 08/05/2020

Nhiều năm nay, Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Lào Cai luôn là một trong những trường điểm của địa phương về công tác thi đua dạy và học; tỷ lệ học sinh khá, giỏi của trường luôn đạt 70 - 80%. Có được kết quả đó, là sự nỗ lực không mệt mỏi của thầy và trò nhà trường, trong đó có cá nhân cô Hiệu trưởng Lê Ngọc Quỳnh.

Dù công việc quản lý bận rộn, cô Quỳnh (thứ ba từ trái qua) luôn dành thời gian thăm hỏi, chia sẻ, động viên các em học sinh.
Dù công việc quản lý bận rộn, cô Quỳnh (thứ ba từ trái qua) luôn dành thời gian thăm hỏi, chia sẻ, động viên các em học sinh.

Là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở huyện vùng cao Bắc Hà, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cô Quỳnh mơ ước trở thành giáo viên để có thể mang tri thức đến với các em nhỏ vùng cao còn nhiều gian khó. Sau khi tốt nghiệp THPT tại Trường Vùng cao Việt Bắc, ước mơ của cô đã dần trở thành hiện thực, khi cô trúng tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

Năm 1999, sau khi tốt nghiệp cô được phân công về giảng dạy tại Trường PTDTNT Lào Cai, giảng dạy môn Ngữ văn. Năm 2008, cô Quỳnh được bổ nhiệm là Phó Hiệu trưởng, đến năm 2019 được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. 21 năm công tác là đủ 21 năm cô giáo Lê Ngọc Quỳnh gắn bó với ngôi trường PTDTNT Lào Cai; không quá khi nói rằng đây chính là ngôi nhà thứ hai của cô.

Cô Quỳnh chia sẻ: Với đặc thù của một trường DTNT, các em học sinh đều là con em đồng bào DTTS ở khắp các thôn bản, xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, rất nhiều em gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ dạy kiến thức văn hóa thì các thầy cô giáo ở đây còn là những người cha, mẹ thứ hai của các em.

“Tôi vẫn nhớ, mùa đông năm 2004, lúc đó còn là giáo viên chủ nhiệm, khi vào lớp học có học sinh tên Sáng nhà ở huyện Si Ma Cai, ngồi co ro ở góc lớp, chỉ một manh áo mỏng. Hỏi ra mới biết, nhà em nghèo không có tiền mua áo rét để mặc. Ngày hôm sau, tôi đã mua cho em một chiếc áo rét bằng chính đồng lương ít ỏi của mình để tặng em. Tết năm đó, sau kỳ nghỉ, khi về nhập học Sáng có mang tặng tôi một chai mật ong rừng. Đây có lẽ là món quà quý giá nhất trong cuộc đời dạy học của mình”, cô Quỳnh tâm sự.

Hiệu trưởng Lê Ngọc Quỳnh cho biết, hằng năm, Trường PTDTNT Lào Cai có hơn 500 học sinh, thuộc 15 dân tộc theo học, 100% học sinh ở nội trú. Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực DTTS cho tỉnh, nhà trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đặt nền móng giúp các em trở thành cán bộ có năng lực sau này.

Để làm được điều đó, với cương vị là Hiệu trưởng, đứng đầu một tập thể với hơn 60 cán bộ, giáo viên, nhân viên, cô Quỳnh chỉ đạo và cùng tập thể tìm tòi, nghiên cứu đưa ra nhiều cách làm hay, linh hoạt. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường được duy trì và nâng cao. Tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh khá của trường luôn đạt trên 80%, không có học sinh học lực yếu. Số học sinh tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, nghiên cứu Khoa học kỹ thuật đạt 35 - 45 giải; 100% đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia, điểm xét bình quân 6,6 điểm; xét tuyển đại học trên 20 điểm. Chất lượng thi THPT quốc gia đứng thứ 2 sau Trường THPT Chuyên, dẫn đầu các khối trường DTNT trong tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.