Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Hạn chế tác động của biến đổi khí hậu tới các nhóm dễ bị tổn thương

Hồng Minh - 16:46, 29/07/2022

Sáng 29/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tổ chức Chương trình Hội thảo quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu tới việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương: Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt.

Toàn cảnh buổi Hội thảo
Toàn cảnh buổi Hội thảo

Biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức quốc tế, mà còn là một trong những thách thức lớn trong hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước của Việt Nam. Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam thường xuyên đối mặt với bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán.

Hơn hết, những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng gia tăng về cả số lượng và cường độ, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững. Những người có sinh kế phụ thuộc vào khí hậu, những người sống trong nghèo đói, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người già và người khuyết tật, người DTTS lại chịu tác động nhiều nhất.

Xuất phát từ thực tế đó, tại buổi Hội thảo, các đại biểu tham dự đã đưa ra những bức tranh tổng thể, dẫn chứng về tác động của biến đổi khí hậu tới các nhóm dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, là những giải pháp nhằm hạn chế sự tác động đó.

Tại Hội thảo, Ts. Chử Thị Lân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Điều kiện lao động, thuộc Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã chỉ ra những tác động của biến đổi khí hậu tới quyền của các nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam.

Theo đó, các nhóm đối tượng này sẽ phải đối diện với những đe dọa hiện hữu như: Mất nhà ở, mất mùa, bệnh cây trồng vật nuôi, mất đất sản xuất, thiếu việc làm…

Trước những vấn đề trên, các đại biểu đã đưa ra các bài học kinh nghiệm và thực tiễn từ Liên minh châu Ân, Indonesia, Philippines…

Cùng với đó, nhiều đại biểu đưa ra các giải pháp như: Tăng cường vai trò của cộng đồng đặc biệt là thanh niên, phụ nữ trong bối cảnh biến đổi khí hậu…

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.