Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Gỡ vướng cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

PV - 09:50, 05/09/2019

Mặc dù nước ta là một nước nông nghiệp, đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 13 thế giới về xuất khẩu nông sản, đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD (đô la Mỹ) trở lên. Thế nhưng, số lượng doanh nghiệp (DN) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện còn rất khiêm tốn, tính chung cả nước chỉ có khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có tới 92,35% DN đầu tư vào nông nghiệp là quy mô nhỏ và siêu nhỏ; quy mô vừa 2,06% và quy mô lớn chiếm 5,59%.

Còn nhiều khó khăn khi khởi nghiệp với nông nghiệp

Công ty TNHH Lâm Tùng Sơn (xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương) là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng mô hình nuôi trai lấy ngọc từ năm 2016, với 500 con giống thử nghiệm. Đến nay, trên diện tích 2ha nuôi cấy, số trai nuôi cấy là 20 nghìn con đã đem lại giá trị thu nhập hàng trăm triệu đồng cho Công ty. Đồng thời, tạo công ăn việc làm cho 12 lao động địa phương với mức lương trung bình hằng tháng là 5 triệu đồng.

Tuy nhiên theo anh Nguyễn Văn Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Lâm Tùng Sơn cho biết, do mô hình nuôi trai của Công ty anh mới lạ, lại nhỏ nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ dẫn tới khó phát triển và mở rộng mô hình. Bên cạnh đó, các thủ tục chuyển đổi sử dụng đất mở rộng ao hồ kéo dài, nhiều thủ tục hành chính cũng cản trở khiến mô hình của anh chưa thể mở rộng.

Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc phát triển, mở rộng kinh doanh sản xuất vì nhiều thủ tục. Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc phát triển, mở rộng kinh doanh sản xuất vì nhiều thủ tục.

Tương tự Công ty Cổ phần Hồ Toản (Tuyên Quang) cũng đang gặp phải vấn đề về quỹ đất, khi Công ty có ý định đầu tư vào mô hình chăn nuôi bò sữa. Được biết, để xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa, thì Công ty cần 30ha diện tích quỹ đất, trong đó 16ha để xây dựng chuồng trại, còn lại để trồng cỏ. Tuy nhiên, hiện nay Công ty chỉ có đủ diện tích để xây dựng chuồng trại, còn vùng nguyên liệu phải liên kết với các HTX khác trên địa bàn. Dẫn tới khó có thể đảm bảo được chất lượng về dinh dưỡng, vệ sinh vì yếu tố then chốt trong chất lượng sữa bò chính là nguồn thức ăn.

Bên cạnh đó, một vấn đề được rất nhiều DN quan tâm là việc không tiếp cận được các nguồn vốn vay của ngân hàng, nhất là các DN nhỏ do phương án kinh doanh chưa khả thi, chưa đủ điều kiện thế chấp và tín chấp đối với khoản vốn xin vay. Ngoài ra, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của DN nông nghiệp còn yếu do còn thiếu thông tin về thị trường và các quy định của thương mại quốc tế. Do vậy, dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp nông nghiệp rất hạn chế.

Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Hiện nay, số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã ban hành, nhưng nhiều DN trên chưa biết về chính sách hỗ trợ và các trình tự, thủ tục. Mặt khác, có nhiều DN muốn đầu tư, nhưng địa điểm thực hiện dự án của DN không nằm trong các quy hoạch của tỉnh như: quy hoạch phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, phát triển rau an toàn… nên DN muốn đầu tư cũng không thể thực hiện.

Trước thực trạng thu hút đầu tư vào nông nghiệp gặp khó khăn, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi để tháo gỡ cho lĩnh vực này phát triển. Đặc biệt, sự ra đời của Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về "Cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn" được đánh giá là đủ sức hấp dẫn, phù hợp với thực tế phát triển của ngành Nông nghiệp Việt Nam hiện nay.

HOÀNG QUÝ