Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng

Trọng Bảo - 10:25, 12/04/2024

Ngày 12/4, tại Tp. Lào Cai, Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Bộ Công thương, đại biểu 14 tỉnh trong vùng và nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trên địa bàn.

Hội nghị có sự tham gia của đại biểu 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc
Hội nghị có sự tham gia của đại biểu 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc

Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu năm 2023 cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt gần 116 tỷ USD, chiếm 16% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt gần 70 tỷ USD, tương đương 18% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, về tổng thể giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng phát biểu tại hội nghị
Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng phát biểu tại Hội nghị

Dự báo, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước nói chung, vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng trong thời gian tới sẽ gặp những khó khăn, thách thức, biến động khó lường. Cụ thể, hoạt động Logistics gặp khó khăn, khi có những bất ổn trên tuyến đi qua Biển đỏ - tuyến thương mại lớn nhất kết nối Châu Á với Châu Âu và Mỹ. Việc tuân thủ các hoạt động về môi trường, an toàn vận chuyển cũng như hàng rào kỹ thuật ngày càng được chú trọng bởi các nước nhập khẩu. 

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào quản lý rủi ro và và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với đó, sự cạnh tranh từ các quốc gia láng giềng và các nước trên thế giới ngàng càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các thị trường mới…

Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc cũng đang tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu toàn vùng chỉ chiếm 18% của cả nước, giảm 3,8% so với; nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm đến hoạt động xuất nhập khẩu; cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu chưa hài hòa…

Các đại biểu tham luận tại hội nghị
Các đại biểu tham luận tại Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã đề xuất nhiều giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu của địa phương, vùng trong thời gian tới. Đó là, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quan tâm thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch…; tiếp tục có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu, cải tiến mẫu mã sản phẩm; tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng nông sản chủ lực có thế mạnh của vùng như gỗ và sản phẩm từ gỗ…; đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối dịch vụ Logistics…

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).